vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  bàn luận



 

 

 

Sự kiện Hoa thủy tiên  - ư kiến của Nguyễn Hoàng Sơn

eVăn: Để giúp bạn đọc có thông tin về sự kiện “Hoa thủy tiên”, eVăn tiếp tục đưa các bài viết và  ư kiến đă đăng trên các báo, tạp chí khác. Chúng tôi xin lưu ư: Việc đưa bài này chỉ có mục đích thông tin chứ không phản ánh quan điểm của eVăn.

 

Dưới đây là bài phỏng vấn nhà phê b́nh Nguyễn Hoàng Sơn trên báo Văn Nghệ Trẻ.

Nguyễn Hoàng Sơn: Th́ ta nói thật với nhau


PV: Thưa anh Nguyễn Hoàng Sơn, đáp ứng nhu cầu của độc giả, Văn Nghệ Trẻ xin phỏng vấn anh đôi điều, rất mong anh trả lời giúp, trả lời rất thật (dù sắp tới ngày "cá tháng Tư") về một hiện tượng đang được làng văn chú ư - bài viết của Nguyễn Huy Thiệp trên tạp chí Ngày Nay?

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn (NHS): Ngày ǵ th́ trong chuyện này ta cũng nên nói thật với nhau. Trong cuốn Tranh luận văn học (2000) của tôi, văn Nguyễn Huy Thiệp là văn mà tôi khen. Cuộc biến đổi văn học cuối thế kỷ trước, nếu nói không có Nguyễn Huy Thiệp là không có ǵ th́ hơi quá. Nhưng, có thể nói: cuộc biến đổi văn học đó được khởi đầu bằng Nguyễn Minh Châu và kết thúc khá ngoạn mục với Nguyễn Huy Thiệp. Trong bài viết của ḿnh vừa đăng trên báo Văn Nghệ số 13 (bài Có thật đa số các nhà văn Việt Nam đều vô học, các nhà thơ đều lưu manh- hay là "hội chứng chửi có thưởng" thời nay? -PV) anh Trần Mạnh Hảo có nói - hơi khe khắt, nhưng mà đúng - rằng: Nguyễn Huy Thiệp có khoảng "gần mười cái truyện ngắn xuất sắc". Một nhà văn có được một cái truyện hay đă là quư rồi, đằng này có được gần "mười cái"! Đánh giá thế là thỏa đáng chứ ǵ? Nguyễn Huy Thiệp, trong khoảng 10 năm, từ 1987 đến gần năm 2000 là một hiện tượng trong đời sống văn học nước ta. Nhưng mà, phải nói thẳng thế này: cuối những năm 90 th́ văn Nguyễn Huy Thiệp đă đuối lắm rồi. Tôi c̣n nhớ có lần, vào dịp cuối năm, qua một biên tập viên, Nguyễn Huy Thiệp có gửi cho báo chúng tôi một cái truyện ngắn tên là Chuyện ông Móng. Cái truyện này có ấn tượng, độc đáo, đúng chất của Nguyễn Huy Thiệp nó tục tĩu. Trong chừng mực nào đó, cái sự tục tĩu ấy có thể chấp nhận được. Cũng như đời sống: đời sống nó có cả những phần tục tĩu của nó. Nguyễn Huy Thiệp ăn khách ở cái đoạn này. Vậy là Ban biên tập quyết định đăng số thường, số cuối năm, nhưng trả nhuận bút như số Tết. Ḿnh nhớ năm ấy nhuận bút trả cho truyện ngắn này đâu như là một triệu đồng, bây giờ thế là cao. Sau đó Nguyễn Huy Thiệp liền chuyển cho chúng tôi ba bốn cái truyện ngắn nữa, trong đó có truyện Thổ cẩm, truyện Chú Hoạt tôi… Gửi liền ba bốn cái. Ḿnh đọc, đọc hết và … gửi trả lại cho Nguyễn Huy Thiệp. Trả hết. Bởi v́: những cái truyện này không có ǵ mới mẻ. Mà lại …mô phỏng quá nhiều. Nguyễn Huy Thiệp có sự nhai lại của người khác! Có lẽ là v́ lư do mưu sinh hoặc là v́ lí do ǵ đó. Văn Nguyễn Huy Thiệp viết khéo, có nghề, lại mang đậm dấu ấn cá nhân… cho nên dù nó nhạt, nhưng vẫn đọc được - nếu như chỉ đọc một cái. Nhưng mà với người đọc khe khắt, th́ cái truyện nhai lại thường gây phản cảm.

Thưa anh, trước giờ vẫn có không ít những ư kiến tương tự về văn Nguyễn Huy Thiệp. Ư kiến chính thức và cả những câu chuyện bên lề… Trong trường hợp này, liệu có sự nhầm lẫn nào chăng?

Truyện Thổ cẩm đă đăng trên một tờ báo ngành. Không phải v́ truyện đă in báo rồi mà chúng tôi không in. Cái gốc của nó là: truyện ấy "cầm nhầm" tư tưởng, lấy h́nh tượng văn học của người ta. Chỉ có cái bối cảnh là Việt Nam thôi. Thổ cẩm của Nguyễn Huy Thiệp mô phỏng cái truyện Một đứa con của Mô-pát-xăng. Chuyện rằng; có một ông nghị, đi đến một vùng quê, thấy một cái thằng dị dạng, chuyên đi làm những công việc bẩn thỉu. Ông này mới nhớ lại, cái thời c̣n trẻ, đă cưỡng hiếp một cô hầu pḥng ở đây. Cô ta đẻ ra cái thằng này… Thổ cẩm của Nguyễn Huy Thiệp na ná như thế. Truyện thứ hai là truyện Chú Hoạt tôi. Nguyễn Huy Thiệp rất tâm đắc với Mô-pát-xăng, có lẽ thế? Nguyến Huy Thiệp giấu, không nói cái gốc mà ḿnh ảnh hưởng. Nhưng mà tôi nhận thấy trong cái vốn đọc không lấy ǵ làm nhiều lắm của Nguyễn Huy Thiệp th́ có phần Mô-pát-xăng để lại dấu ấn. Tôi nói thế là v́ tôi cũng đă đọc nhiều của ông. Tôi đọc và nhận ra ngay Chú Hoạt tôi của Nguyễn Huy Thiệp có… họ hàng với Chú Giuyn tôi của Mô-pát-xăng. Một gia đ́nh trung lưu, có một ông chú phiêu bạt. Nhận được thư th́ tưởng là ông ấy giầu có lắm. Đến khi đi chơi cùng với anh con rể tương lai th́ gặp trên tàu thủy một lăo rất nghèo hèn, làm cái nghề bán ṣ huyết. Chú Giuyn đấy! Truyện Chú Hoạt tôi của Nguyễn Huy Thiệp cũng đại khái như thế. V́ thế tôi mới gửi trả lại bản thảo, kèm theo một lời nhắn: "Em cứ nói thẳng với anh Thiệp rằng không phải ai cũng ít đọc như Nguyễn Huy Thiệp". Mấy cái truyện này sau rồi cũng thấy đăng ở báo này, báo khác. Nguyễn Huy Thiệp có cái tính vơ vào của người ta như thế. Không phải v́ ghét anh mà tôi nói thế. Tôi quư cái tài năng của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng cũng biết anh tài đến đâu.

Vậy là, thưa anh, cái chuyện Nguyễn Huy Thiệp viết trên tạp chí Ngày Nay rằng nhà văn ta phần lớn "vô học", "thậm chí lưu manh" v.v… có khi là tự vấn, tự họa chân dung ḿnh?!

(cười) Tôi để ư trong cuộc sống có hiện tượng này: những anh "bất lực" ngồi đâu cũng nói chuyện sex; kẻ xuất thân hạ tiện th́ suốt ngày khoe ḿnh con ông cháu cha… Cái ngày Nguyễn Huy Thiệp mới nổi, đang rất nổi tiếng th́ đă nói có người viết hẳn trên báo rằng Nguyễn Huy Thiệp là "cốt chuyện Tây, hành văn Tầu". Nói thế không phải là không có lư do đâu. "Chút thoáng Xuân Hương" của Nguyễn Huy Thiệp là biến tấu từ Nước mắt chim cu của Sucsin đấy chứ! Cái truyện Ḍng máu của Nguyễn Huy Thiệp có những đoạn nguyên xi như trong Kim B́nh Mai, ví dụ như cái đoạn xem tướng, Thiều Hoa đứng dậy đi đi lại lại… Dư luận rất tinh. Nhưng mà tôi vẫn nghĩ rằng: người ta có quyền vay mượn, và phải nh́n thấy cái phần ưu điểm là chính. Tôi là người ủng hộ những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Nhưng mà tôi cũng biết rằng dư luận có lư chứ không phải không. Rơ ràng là Nguyễn Huy Thiệp có vay mượn, mà không phải vay mượn đă khéo lắm đâu! Người đọc c̣n nhận ra ngay được, là không khéo. Vay mượn, th́ cũng ối người vay mượn. Nhưng Nguyễn Huy Thiệp, cho đến hôm nay, điểm lại th́ ra vay mượn hơi nhiều. Tôi cũng không coi chuyện này là cái nghề ǵ ghê gớm cả, sở dĩ nhắc lại để thấy rằng Nguyễn Huy Thiệp, trong bản chất, có cái tính vơ vào của thiên hạ như thế. Nhắc lại thể để nói tiếp cái chuyện hôm nay… Đó là ư thứ nhất.

Thứ hai là…?

Nguyễn Huy Thiệp là người thích phát ngôn, hay lộng ngôn. Tôi cũng kể lại một chuyện thật: một lần Nguyễn Huy Thiệp cùng đi với Nguyễn Hồng Hưng đến ṭa soạn chúng tôi ở Hồ Xuân Hương. Nguyễn Huy Thiệp lúc đó rất đắc ư v́ vừa in cái bài tên là Ai lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn nhà văn. Tôi cũng biết rằng bài này được một số nhà văn trẻ hoặc không c̣n trẻ nữa nắc nỏm. Th́ Thiệp đương mốt mà lại. Hôm ấy Nguyễn Huy Thiệp có nhắc đến cái bài ấy. Tôi lắc đầu bảo: "Anh cứ viết truyện đi. Truyện anh viết tôi thấy hay lắm. Trong đó có cái truyện Không có vua, theo tôi có thể là kiệt tác. Nhưng mà… anh không nên viết lư sự. Tôi nói với Nguyễn Huy Thiệp như vậy. Nguyễn Huy Thiệp không nên viết lư, bởi v́ lư sự của Nguyễn Huy Thiệp nó đầy rẫy sự chủ quan, đầy rẫy vay mượn, đầy rẫy những lỗ hổng kiến thức. Những ǵ Nguyễn Huy Thiệp viết cho thấy anh đọc không nhiều, mặc dù có "ăn lăi" ở cái sự đọc của ḿnh, như trên tôi đă nói. Cho nên khi chuyển sang lập ngôn về các vấn đề như chức năng, vai tṛ của nhà văn th́ ư tưởng của Nguyễn Huy Thiệp nghèo nàn vô cùng. Vừa nghèo nàn, vừa cực đoan. Nghe chối lắm. Không thuyết phục được người ta. Nguyễn Huy Thiệp nói người khác "vô học", nhưng thực ra vốn văn hóa của anh lại rất vừa phải. Đọc ít, hiểu biết ít, mà thích nói, thích lập ngôn, lập thuyết, thích chăn dắt đệ tử là Nguyễn Huy Thiệp. Cái bài Tṛ chuyện với hoa thủy tiên… in trên tạp chí Ngày Nay vừa rồi nó thể hiện đúng cái chất Nguyễn Huy Thiệp: kiến văn hạn hẹp, suy tưởng chẳng lấy ǵ làm sâu sắc nhưng mà thích nói ngược, ngôn ngữ buông tuồng. Trần Đăng Khoa khái quát rất đúng: Nguyễn Huy Thiệp chỉ có mỗi vơ nói ngược để gây sự chú ư, ở trong nước đă vậy mà ra nước ngoài cũng thế. Bài viết ấy làm cho nhiều người đọc bị sốc.

Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta (mà không chỉ riêng dân tộc ta), nhà văn luôn có một vị trí xứng đáng, luôn được quư trọng, được tôn vinh. Nhiều độc giả đă rất bất ngờ về những điều Nguyễn Huy Thiệp viết trên Ngày Nay về nhà văn, làng văn ta…

Trong tiếng Việt, có danh từ "làng văn". Thời Nho học c̣n thịnh, các cụ thường nhắc đến "Nho lâm" - làng nho với hàm ư kính trọng, kiêu hănh. Trong một làng, dù là làng văn, nó cũng có những luật lệ của nó, có "hương ước" của nó. Không phải bạ ai cũng mang ra mà chửi được. Trong làng, làng nào cũng thế, cũng có đôi ba anh Chí Phèo, có vài thằng cha vua sừng vua sẹo. Nhưng mà những anh chàng này vốn không bao giờ tồn tại được một cách ngang nhiên. Khắc có trương tuần, khắc có lư trưởng hoặc một ai đó vả cho mấy cái. Làng văn của chúng ta có chưa đến 1.000 người, dân số đúng là cỡ một cái làng nhỏ thật. Có làng văn, c̣n có làng báo nữa. Làng văn, làng báo có luật lệ của nó. Có cái luật lệ bằng văn bản, như Luật Báo chí, Luật xuất bản, nhưng mà c̣n những luật lệ "bất thành văn", những quy ước ngầm hiểu với nhau. Những quy ước không thành văn nhiều khi c̣n quan trọng hơn luật thành văn. Những quy ước thiêng liêng ấy, chỉ có những anh vô sư vô sách, ba lăng nhăng, vô xỉ đến mức độ nào mới dám bước qua. Việc làm ấy khác nào việc anh xúc phạm đến bàn thờ tổ tiên, anh "bậy" ra cửa đ́nh. Những chuyện ấy là không được! Trong làng văn ta, Nguyễn Huy Thiệp là một người bước qua cửa như thế? Anh Trần Mạnh Hảo viết thế là đúng. Và như thế mới thật đáng buồn.

Thưa anh, nhiều bạn đọc trẻ cũng đặt vấn đề rằng v́ sao Nguyễn Huy Thiệp lại có thể viết như vậy về nghề văn, làng văn?

Trong phần đầu bài viết đă đăng trên báo Văn Nghệ, anh Trần Mạnh Hảo đă đặt vấn đề động cơ của Nguyễn Huy Thiệp khi viết Tṛ chuyện với hoa thủy tiên... "Chửi có thưởng" - anh Hảo lư giải như vậy và cho rằng Nguyễn Huy Thiệp viết thế là để trục lợi. Chắc Trần Mạnh Hảo đă kết nối những "cơn chửi" của Nguyễn Huy Thiệp và "phần thưởng" anh ta nhận được để đi đến nhận định ấy? Nhưng mà, tôi thấy cần phải nói thêm thế này: chửi bới cũng phải có quá tŕnh. Người tử tế, luôn luôn tử tế th́ không thể bỗng dưng lại trở chứng… nói bậy một cách ngoa ngoắt. Như trên tôi đă nói về cái tính cách, về kiến văn của Nguyễn Huy Thiệp … Động cơ hiện thời th́ nó có lắm chuyện lắm. Động cơ đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp, như tôi nhận thấy, là chống lại sự quên lăng. Nguyễn Huy Thiệp là người rất sợ sự quên lăng - qua chuyện này có thể khẳng định như thế. Bởi v́ thế này này: năm, bảy năm nay Nguyễn Huy Thiệp không viết được cái ǵ có thể để lại ấn tượng cho bạn đọc. Nguyễn Huy Thiệp đă bị cuộc sống vượt qua. Phải khẳng định như thế. Tôi nói thế không phải là chê Nguyễn Huy Thiệp, bởi v́ tài anh thế th́ anh chỉ được đến thế thôi. Được đến thế là nhiều rồi, là lăi rồi. Nguyễn Huy Thiệp bị đè nặng bởi mặc cảm cuộc sống văn đàn đă vượt qua ḿnh. Sáng tác th́ khó, đổi mới được ḿnh c̣n khó hơn nữa. Con người ta, vào những trường hợp như thế th́ nên b́nh tĩnh chịu đựng, tích lũy, để đến một giai đoạn nào đó th́ có thể biến chuyển được. Nguyễn Huy Thiệp là người không b́nh tĩnh lắm và có máu làm ăn. Anh ta chẳng đă nhảy sang thương trường, bán hàng cơm đó sao. (cười). Ngày xưa Phạm Xuân Nguyên có làm cái quyển gọi là Đi t́m Nguyễn Huy Thiệp. Gặp Phạm Xuân Nguyên, tôi có nói đùa: "Việc ǵ anh phải đi t́m. Đang ngồi bên Gia Lâm bán hàng cơm đấy"! (cười). Lại nữa, Nguyễn Huy Thiệp là người rất khao khát danh tiếng và rất sợ sự quên lăng. Cái đó cũng chính đáng thôi. Chống lại sự quên lăng th́ cần xuất bản tiếp những tác phẩm gây dư luận. Nhưng mà h́nh như cái cuộc buôn bán Tuổi hai mươi yêu dấu của Nguyễn Huy Thiệp không thành công cho lắm. Không thành công lắm, có khi cũng bởi tiếp thị ghê quá. Nguyễn Huy Thiệp tuổi th́ đă già, trên năm mươi th́ cũng có thể gọi là già rồi, nhưng mà phương pháp th́ lại trẻ. Tiếp thị tên tuổi ghê quá. Đấy mới là chuyện người bán.

C̣n người mua, thưa anh?

Cái điều này cũng phải nói rơ: tờ tạp chí Ngày Nay mới ra. Những tờ báo sinh sau, đẻ muộn th́ thường là phải t́m mọi cách để giành giật thị phần. Động cơ của họ là như vậy. Trong kinh tế thị trường th́ điều đó cũng chính đáng thôi. Nhưng mà trong trường hợp này lại giành giật thị trường bằng cách in bài chửi đổng. Chửi đổng th́ hẳn là gây sự chú ư rồi. Thuận mua, vừa bán, nên có Tṛ chuyện với hoa thủy tiên… của Nguyễn Huy Thiệp do Ngày Nay in thôi. Làm thế, vừa có tiền, lại vừa gây được dư luận.

Đó là về động cơ gần, động cơ xa… Vậy c̣n ư kiến đánh giá của anh về hiện tượng này?

Tôi cho rằng hiện tượng này là không lành mạnh. Chửi bới để có danh là hạ sách. Trong làng văn, nếu như so với các bậc tiền bối th́ hành động đó thật đáng xấu hổ. Các nhà văn lớp trước, cũng có người tính cách thế này, thế khác… nhưng mà với văn chương, với đồng nghiệp th́ các cụ rất trân trọng, cẩn trọng. Ví như cụ Tô Hoài, quá bát tuần rồi mà vẫn viết hết sách nọ đến sách kia, tồn tại bằng tác phẩm. Hay như cụ Nguyễn Huy Tưởng, tài năng th́ tài năng rồi, xuất hiện với những Đêm hội Long Tŕ, Vũ Như Tô trong những năm c̣n rất trẻ… Lại tham gia cách mạng từ thời c̣n bóng tối… Mà nhiều khi c̣n chưa được hiểu đúng, chưa được đánh giá đúng. Nhưng cho đến lúc mất (1960) cụ ấy có nổi đóa lên hoặc chửi bới ai đâu? Người ta có nhiều lư do để mà sống bất cần đời. Nhưng tôi thấy các cụ không ứng xử như thế.  Làng văn ta cũng c̣n nhiều chuyện tương tự, nhưng tôi không thấy ai ngồi xổm trên dư luận, mua danh một cách vội vàng, một cách chộp giựt như trường hợp chúng ta đang bàn đây.

Xin cảm ơn anh đă dành th́ giờ trả lời cho những câu hỏi của độc giả Văn Nghệ Trẻ!

Hoàng Xuân Tuyền thực hiện

Văn Nghệ Trẻ, 4/4/2003

 

   

 

văn học  khảo luận : về '... hoa thủy tiên và những lần lẫn của nhà văn'...


 


Che chở

 
  43- Nguyễn Huy Thiệp tự bộc lộ ḿnh.                                                                                          Nam Hà 
  44-
 
Trao đổi với nhà thơ Trần Mạnh Hảo về bài viết của Nguyễn Huy Thiệp.       Nguyễn Hoàng Đức
  45-
 Th́ ta nói thật với nhau.                                                                                          Nguyễn Hoàng Sơn
  46-
 Có thật đa số đều vô học,...lưu manh - hay là “hội chứng chửi có thưởng” ?         Trần Mạnh Hảo
  47-
Tôi chắc anh Thiệp viết thế không phải v́ một "lời mời thế giới".       Giáo sư, Viện sĩ Hoàng Trinh
  48- Tṛ chuyện với Nguyễn Huy Thiệp và Trần Mạnh Hảo.                                                       Đông La
  49-
Chính và tà.                                                                                                                   Nguyễn Văn Lục
 
  50-
Vô học và lưu manh & Tại sao nhà văn lên cơn uất?                                                Ngô Nhân Dụng 
  51- Trách nhiệm của báo chí?                                                                                                           Talawas
  52- Trần Mạnh Hảo, con người của nền văn học cách mạng.                                          Bùi Quang Lộc 
  53- Có tật (th́ cứ việc) giật ḿnh.                                                                                                    Lê Minh

  54- Một cái nh́n từ xa về văn học Việt Nam hiện tại.                                                      Trần Kiêm Đoàn

vhvt-10
Trở lại trang chính