vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  văn minh



 

 


Cuộc chiến giữa các nền văn minh


Học giả Samuel P. Huntington cho rằng thế giới đang hình thành theo thế phân chia giữa các nền văn minh và như vậy chiến tranh toàn phần nếu có sẽ bắt nguồn từ cuộc chiến ở nơi giao nhau giữa các nền văn minh.

Để bùng nổ một cuộc chiến như vậy, xung đột nơi giao điểm phải được các khối liên kết bậc hai và bậc ba (nơi xung đột được giải quyết bằng đàm phán chứ không phải vũ lực) hậu thuẫn mạnh.

Mặc dù cho rằng một cuộc chiến như vậy có nhiều khả năng bùng nổ giữa phe Hồi giáo và Không-Hồi giáo, nhưng Huntington cho rằng hoàn toàn có thể bùng nổ cuộc chiến giữa hai nền văn minh Hoa Kỳ và Trung Quốc, với nơi giao tranh là Việt Nam và biển Đông.

Theo phân tích của Huntington, tăng trưởng của Trung Quốc làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các nền văn minh cùng với cơ cấu quan hệ giữa các trung tâm văn minh.

Ông cho rằng vào khoảng năm 2010 hai miền nam - bắc bán đảo Triều Tiên thống nhất, còn Hoa Kỳ thì rút quân khỏi đây và giảm mạnh lực lượng quân sự ở Nhật.

Cũng theo dự tính của Huntington thì khi đó Đài Loan đạt được thỏa thuận với Trung Quốc để có được độc lập nhưng trên nghi thức công nhận quyền cai trị của Bắc Kinh, đổi lại là vị thế ở Liên Hiệp Quốc trên cơ sở tương tự như Bạch Nga và Ukraina năm 1946.

Huntington tính là năm 2010 khai thác dầu khí trên biển Đông phát triển mạnh, với Trung Quốc chiếm đa số, nhưng không thiếu mặt Việt Nam mà sau lưng là các công ty dầu khí Hoa Kỳ.

Vì phải giữ viễn cảnh phát triển mà Trung Quốc sẽ gia tăng kiểm soát trên biển, còn Việt Nam thì chống lại, dẫn đến đụng độ vũ trang giữa các tầu chiến.

Vẫn theo phân tích của Huntington thì Trung Quốc vì muốn rửa nhục cuộc chiến năm 1979 nên sẽ xâm chiếm Việt Nam, khiến nước này cầu viện Hoa Kỳ.

Thế cờ khi đó sẽ tiếp diễn theo hướng là Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ nên đứng ngoài, trong khi Nhật và các nước châu Á khác thì do dự chưa biết định như thế nào.

Thế nhưng hành động mang hạm đội tầu sân bay của Hoa Kỳ vào khu vực cùng với lệnh cấm vận sẽ khiến Trung Quốc tức giận tấn công từ trên không.

Theo sau diễn tiến đó tổng thư ký Liên hiệp quốc và Nhật Bản nhảy vào can nhưng chiến tranh càng lan rộng ra khắp vùng Đông Nam Á.

Trong chương cuối của quyển Sự va đập giữa các nền văn minh, Huntington mặc sức để cho cuộc chiến leo thang với Hoa Kỳ, châu Âu, Nga và Ấn độ vào một phe, còn bên kia là Trung Quốc, Nhật Bản cùng đa số các nước Hồi Giáo.

Tiếp tục phép tính lạnh lùng của cuộc chiến, Huntington cho rằng bất kể cuộc xung đột quân sự có dùng đến vũ khí hạt nhân này được chấm dứt bằng cách nào đi nữa thì kế hoạch tái thiết thời hậu chiến (theo mô hình tương tự như kế hoạch Marshall sau Đệ nhị thế chiến) sẽ khiến trung tâm của thế giới chuyển dời về phương Nam: Nam Mỹ giúp Hoa Kỳ, châu Phi giúp châu Âu, và Indonesia giúp châu Á.

Tham khảo:

Samuel P. Huntington 1996, "The Clash of Civilizations and the Remaking of World Order",

qua bản dịch tiếng Ba Lan của:
Hanna Jankowska 1997, 2001, "Zderzenie Cywilizacji", MUZA SA

Samuel P. Huntington là học giả nổi bật trong ngành chính trị quốc tế, là giám đốc Trung tâm các vấn đề quốc tế mang tên John Olin của đại học Harvard.

Các phân tích chính trị quốc tế của Huntington sẽ được tiếp tục giới thiệu trên trang Tạp Chí của BBCVietnamese.com, bên cạnh nhiều tác giả nổi tiếng khác trong vấn đề này.


PHẦN DÀNH CHO Ý KIẾN TRANH LUẬN CỦA ĐỘC GIẢ

Trần Dũng, tp.HCM
Chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam lần nữa là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tranh chấp chính vẫn là ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, chính xác hơn là ở Trường sa, còn Hoàng sa thì Việt Nam không còn khả năng để lấy lại. Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và duy trì hòa bình để phát triển kinh tế sẽ là bài toán khó cho nhà cầm quyền Việt Nam khi thế và lực đều yếu hơn Trung Quốc. Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quân sự và chính trị , tổ chức nhiều cuộc tập trận chung định kỳ hàng năm với những nước có tiềm năng quân sự lớn nhằm mục đích răn đe và chuyển quân đội kiểu "chiến tranh nhân dân" sang chính qui hiện đại. Chiến tranh thế giới lần 3 là điều không thể xảy vì không thể có chuyện tất cả các nhà lãnh đạo ở các quốc gia đồng loạt muốn tự sát.

John Michael Nguyễn, Irvine, USA
I think Huntington is right. Sooner or later there will be a war between VietNam and China. It had been proved in History. I don't think Amrican will help Vietnam. There is no benefit in there. Just like they did it 1975. Vietnamese people should prepare for this war. It will happen, like it or not!

Nguyễn Huy, tp.HCM
Tôi nghĩ đây là vấn đề nhạy cảm của khu vực và việc nổ ra chiến tranh là khó có thể xảy ra vì đến 2010 thì tình thế sẽ thay đổi đi nhiều và dự báo có thể bị sai lệch. Còn việc nổ ra chiến tranh thì Việt Nam sẽ không cầu viện USA vì chính sách ngoại giao sẽ thay đổi và việc trả thù của China có thể bị đưa vào quên lãng.

Chu Thái, Người Việt gốc Hoa
Rất tiếc, hình như lịch sử lại đứng về hoang tưởng đang được đề cặp của Samuel P. Huntington. Cuộc chiến Việt – Hoa năm 1979, xét thật kỹ cũng thấy ít nhiều phản ánh xung đột giữa hai nền văn minh Đông Á – Âu. Lúc đó đại diện Âu là Nga Xô. Người Việt luôn mang một hội chứng bệnh lý có tên Trung Hoa, một ý thức bề nổi cố tình che giấu cái vô thức nhược tiểu trầm trọng nếu không kể đến sự đố kỵ thường tình giữa hai kẻ láng giềng có quá nhiều liên hệ lịch sử, văn hóa, thậm chí huyết thống. Với nhiều con bệnh, tai họa lớn nhất là tai họa không bao giờ có khả năng xảy ra. Theo lối lập luận của nhiều người Việt trên chủ đề này, chắc chắn rồi nước Lào, Bắc Hàn cũng sẽ bị Trung Hoa làm gỏi mất thôi… Trong Đại Việt sử ký toàn thư – Ngoại kỷ - Quyển 2 – Lê Văn Hưu nói: “…thế mới biết người giỏi trị nước không cứ đất rộng hay hẹp, người Hoa hay Di, chỉ xem ở đức mà thôi….

Người làm vua nước Việt sau này nếu biết bắt chước Vũ Đế (tức Nam Việt Vương Triệu Đà) mà giữ vững bờ cõi, thiết lập việc quân quốc, giao thiệp với láng giếng phải đạo, giữ ngôi bằng nhân, thì gìn giữ bờ cõi được lâu dài, người phương bắc không thể lại ngấp nghé được…” Cùng trang này, Ngô Sĩ Liên cũng bàn: “Kinh dịch nói ‘Biết khiêm nhường thì ngôi tôn mà đức sáng, ngôi thấp mà không ai dám vượt qua’”. Xin hãy chiêm nghiệm kỹ lịch sử trước khi hùng hồn tuyên bố bất cứ mệnh đề chính trị nào.

Lê Lộc, New York, USA
I am of the opinion that the Possibility of territory dispute or even armed conflict on the China sea in the future is very likely. In fact conflicts between China and Vietnam have happened twice, in 1974 and 1988. Now the growth of China is worrying to the security in the area. The point is that facing this reality, what should Vietnam prepare right from now. China is still a closed and undemocratic country, therefore it is not likely that democracy will reverse the tendency of China to attack other nations as one participant has put it. It is also wrong thing for Vietnam to expect too much from the US. It is hard to believe that the American will want to die for the benefit of other countries in the context of the world nowadays. US and China also have other mutual deals and US can also treat Vietnam as a small-timer in the game with China.

The remaining extremely important thing for the leadership of Vietnam is to build a strong Vietnam, strong in both economy and people as soon as possible. Vietnam should no longer stick to the communism principle and it should try to convey the message of patriotism to its people especially its young generation. In addition, Vietnamese all over the world have to be united. The current regime must sincerely invite Vietnamese oversea to participate fully in the cause of national building. Nobody is permitted to recall the painful past of the country or to advocate for such "victory" because it has no use right now. Will those "victories" be able to fight China? only a strong Vietnam and strong Vietnamese will do.

Remember that if you are strong, your enemy has to be reluctant to open war with you. If you are weak, you will be knocked out in the current international political game. Look at Taiwanese, what will happen to them if they are not as strong as they are now. I believe they have already been taken back to Mainland. So to the Leaders of Vietnam: wake up and democratize the country, remove any division among Vietnamese and start building Vietnam right now.

Ngô Tùng Chi, Hà Nội
Sự bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam từ xưa tới nay không phải lúc nào cũng không có, nó thể hiện trên tình hình kinh tế trong khu vực nói chung và giữa hai đất nước nói riêng. Vậy vấn đề mấu chốt ở đây là chính quyền Việt Nam sẽ đối phó tình hình này như thế nào ? Khi mà toàn cầu hóa đang được đẩy nhanh tại một trong những khu vực nhạy cảm ở Đông Nam Á hiện nay.

Tình hình biển Đông là một ví dụ. Quần đảo Hoàng Sa đã bị xâm chiếm từ hồi trước giải phóng miền Nam Việt Nam và tiếp đó là Trường Sa, vậy những sự thỏa hiệp giữa Việt Nam và Trung Quốc, các nước liên quan đến biển Đông, không ai trong chúng ta biết được, toàn là tin bên lề. Điều quan trọng là chính quyền Việt Nam sẽ làm gì và nên làm như thế nào, khi mà sự đối trọng trong khu vực đang rất là cách biệt. Không đơn giản khi mà bộ trưởng quốc phòng Việt Nam sang Mỹ, hay chiếc tàu chiến quân sự của Mỹ đến Việt Nam sau chiến tranh.

Tôi ủng hộ Việt Nam bắt tay với người Mỹ để phát triển kinh tế hay trang bị kỹ thuật quân sự. Quá khứ chiến tranh là quá khứ. Chúng ta khép lại và suy nghĩ tới tương lai, tới những gì chúng ta làm cho đất nước và dân tộc. Điều đương nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc không bao giờ có sự hòa hợp, vậy thì lý do gì chúng ta lại không cần một lực lượng đối trọng với Trung Quốc để cân bằng kinh tế trong khu vực và đối trọng về quân sự ? Một cuộc chiến rất có thể xảy ra khi hai bên đều khẳng định chủ quyền.

Phạm Quỳnh, Santa Clara, USA
Trước hết tôi có vài lời nhắc các bạn đang sống ở VN rằng Samuel Huntington là Giáo sư ở Harvard Univ, một DH được xem là số một của thế giới hầu như về tất cả mọi ngành nghề. Ngay cả các SV giỏi của các nước tân tiến đều có ước ao đến đây học tập. Hơn nữa sách của ông ấy được nhà xuất bản ở Mỹ in, thì những điều ông viết cũng đáng cho chúng ta suy ngẫm. Vì theo tôi hiểu thì chuyện được một nhà xuất bản của Mỹ bằng lòng in sách thì tác giả phải có thực tài, và nội dung bài viết phải có giá trị nào đó. Về căn bản học vấn thì ông S. Huntington có bằng PH.D tại Harvard, mà ở Mỹ người ta thuờng ví von rằng muốn vào được Harvard còn khó hơn lên trời. Do đó, chúng ta nên suy ngẫm.

Tôi hoàn toàn đồng ý với anh Pham Viet Điểu là China rất là thâm hiểm, bằng cớ cụ thể là năm 2001 đã giam máy bay Mỹ gần hơn 2 tháng trời, khi đã cọ quẹt làm máy bay người Mỹ bị hư hại, và cần landing khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Trong khi đó, họ (TQ) vẫn bán hàng qua Mỹ vài chục tỉ USD mỗi năm. Một điều quan trọng nữa mà ít ai lưu ý là: Kể từ ngày Đặng Tiểu Bình qua Mỹ năm 78. Mỗi năm, TQ gửi qua Mỹ khoảng 30 ngàn SV để theo học PH.D. Giả sử có 2/3 không học nổi, hoặc ở lại Mỹ, thì 1/3 (10 ngàn) PHD về lại China. 10,000 x 25 nam = 250 ngàn PHD cho tất cả các ngành khoa hoc, kỹ thuật. Vì thế, China có ngày nay, cũng nhờ Mỹ. DH ở China ngày nay khá, có tiếng tăm với thế giới, cũng nhờ những PHD được đào tạo từ Mỹ về. Ấy thế mà họ vẫn ăn cháo đá bát, thì VN họ sẽ đối xử ra sao ?

Năm 78, VN thấy Đặng Tiểu Bình qua Mỹ mà chẳng thắc mắc, tò mò gì cả, lo đánh tư sản, để đến bây giờ kêu ca là công nghệ làm xe đạp không cạnh tranh được với TQ. Tiền không đầu tư vào giao dục lại đổ vào các ngày kỷ niệm Điện Biên Phủ, ngày kỷ niệm chiến thắng Miền Nam. Tại sao không kỷ niệm luôn ngày TQ bắn vào tàu hải quân VN ở Trường Sa năm 88 làm chết cả trăm lính HQ VN đi ! Tin này họ giấu kỹ. Những nhà lãnh đạo CS VN sẽ là tội đồ của lịch sử VN.

Nam Quân, Hà Nội
Một cuộc chiến sẽ có nhiều lý do để xảy ra. Theo tôi, có vài lý do cơ bản sau: -Trung Quốc sau những năm phát triển kinh tế sẽ gặp khủng hoảng định kỳ và thiếu năng lượng. Hoặc Đài Loan nhân cơ hội (có thể là bầu cử ở Hoa Kỳ) tranh thủ tuyên bố độc lập. Chế độ tại Bắc Triều khủng hoảng sụp đổ v..v.. Có thể dẫn đường cho sự xâm lược của Trung Quốc xuống phía Nam. TQ có thể đánh VN là để giải quyết khủng hoảng theo kiểu Đức trong Thế chiến thứ hai. Nhất là khi TQ đang tuyên truyền cho "tính dân tộc" của mình một cách mạnh mẽ, dễ dẫn đến sự cực đoan. TQ đánh xuống phía Nam để giành lấy con đường dẫn dầu từ Trung đông và những giếng dầu trên biển Đông.

Mà Trung Quốc đánh Việt Nam có nghĩa là Trung Quốc đánh Đông Nam Á. Nhanh chóng, chiến tranh sẽ lan ra ở Đông Dương (suy ra từ lịch sử các cuộc chiến tranh tại Việt Nam). Và Mỹ sẽ có những bước đi có lợi nhất cho mình trong cuộc chiến. Tôi cũng không biết là anh ta sẽ tham chiến hay không nhưng nếu TQ trở nên quá mạnh, chắc chắn, anh ta và đồng minh sẽ thôn tính TQ và một cuộc chiến mới giữa nước Mỹ sẽ xảy ra giữa người Mỹ gốc Hoa tại các China Town với những người thuộc chủng tộc khác, nhất là người Do thái.

Cường, tp.HCM
Tôi xin đi thẳng vào vấn đề quan trọng nhất: đó là khả năng xảy ra chiến tranh quy mô lớn giữa VN và TQ trong tương lai gần và tương lai xa. Trong tuơng lai gần rất khó có khả năng TQ tấn công xâm lược VN vì như chúng ta đã biết hiện nước này đang thực hiện triệt để chính sách "Thêm bạn, bớt thù" để phát triển kinh tế. TQ có lớn mạnh được như thời gian qua cũng là nhờ có quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước láng giềng. Nếu TQ tấn công VN thì sẽ bị cô lập trên thế giới... mà chắc gì đã thắng được VN.

Trong tương lai xa thì khả năng xảy ra chiến tranh cũng rất ít vì hiện nay cả TQ và VN không những đang phát triển mạnh về kinh tế mà xã hội cũng đang ngày một dân chủ hơn, cởi mở hơn. Rồi thì một ngày nào đó cả TQ và VN sẽ đều trở thành những nước dân chủ (đa đảng). Mà như chúng ta cũng đã biết, 2 nước dân chủ rất ít khi đánh nhau (ví dụ: không thể nào có thể xảy ra chiến tranh giữa Pháp và Mỹ được) Tuy nhiên dù thế nào đi nữa thì việc chăm lo phòng thủ đất nước là một việc vô cùng quan trọng trong mọi thời kỳ.

Nam, tp.HCM
Khái niệm "sự xung đột giữa các nền văn minh" thật ra không phải là mới, và thực tế đã có những xung đột như vậy trong lịch sử. Song thật ra những xung đột nầy không thuộc về bản chất của sự khác nhau mà do "những cái đầu nóng", do sự miệt thị, tham vọng và ý thức bá quyền. Ngay cả trong vấn đề tôn giáo, các cuộc thập tự chinh thời trung đại không do Thánh Ahla hay Jésu Christ bảo mà chính lòng tham của những kẻ tiến hành, tôn giáo chỉ là cái cớ bung xung.

Còn khủng bố? Chủ nghĩa khủng bố cũng đã có từ lâu, ít ra là từ hậu bán thế kỹ 19. Điều trớ trêu là về mặt pháp lý, hiện LHQ vẫn chưa có được một định nghĩa về chủ nghĩa nầy, vậy mà vài thập niên gần đây lại xuất hiện thêm khái niệm "chủ nghĩa khủng bố nhà nước" Tức từ hành động của một nhóm - đảng phái trở thành hành động của một chánh phủ. Trớ trêu hơn, chủ nghĩa khủng bố khi đang bị dư luận thế giới lên án thì nó lại trở thành con tin của những kẻ lên án nó nhất. Cứ ai không được họ hài lòng thì liền bị gán cho cái tên kẻ khủng bố hay kẻ bảo trợ khủng bố và cuối cùng bị tấn công phủ đầu bằng bạo lực từ lời cáo buộc thiếu tính pháp lý rõ ràng.

Biển Đông chưa bao giờ là điểm nóng nhất thế giới, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương với học thuyết Domino và lá cờ rũ "Ý thức hệ". Và rồi, sau hơn mười năm chuyển mình thành công với tỷ lệ phát triển cao nhất thế giới, việc giảm nghèo tốt hàng đầu, ít bất ổn nhất, khu vực nầy chợt được một vài ý kiến cho là sẽ trở thành tâm điểm hiểm hoạ tiềm tàng của toàn thế giới. Như một hệ quả, sự hiện hiện quân sự của người đánh giá đó từ bên ngoài được gợi ý như là sự đảm bảo cho ổn định lâu dài(?). Tất nhiên, các nước trong khu vực phải tỉnh táo trước lòng tốt nầy. Sự trợ giúp là quý, nhưng điều quyết định vẫn là ý chí chính trị người trong nhà ngồi lại với nhau nói chuyện. Thực tế thì các nước trong khu vực hiện có tiếng nói chung là đàm phán, hợp tác khu vực và từ chối bạo lực.

Phạm Việt Điểu, Brisbane, Úc
Khi Huntington nói về việc Trung Quốc (TQ) sẽ đánh VN để trả thù cho thất bại năm 1979 không phải là không có cơ sở. Lịch sử mấy ngàn năm qua cho thấy điều đó. Nhà cầm quyền Bắc Kinh (BK) đa số đều thâm độc. Ngoài miệng thì họ rất “hữu hảo” nhưng việc làm của họ luôn cho thấy điều ngược lại: luôn âm mưu bao vây, phá rối, làm VN suy yếu để xâm chiếm. Họ đã lợi dụng tình hình năm 1974 để xâm chiếm Hoàng Sa. Họ chỉ muốn chiến tranh VN tiếp tục nên đầu năm 1974 họ đã hỏi chính quyền Sài Gòn có muốn họ giúp để chống lại cuộc tiến công của miền Bắc hay không. Như thế ngay từ đầu họ đã muốn cho anh em VN giết hại lẫn nhau để họ được lợi.

Không ngăn được sự kết thúc của chiến tranh VN, họ bèn xúi giục Pol Pot đánh sang biên giới tây nam VN. Đây là một việc làm thâm độc, vì họ đạt được rất nhiều mục tiêu cùng một lúc: làm VN suy yếu, gây lòng tin với Mỹ (bạn còn nhớ Đăng Tiểu Bình sang Mỹ đội nón cao bồi năm 1978 không?), buộc VN phải can thiệp để bảo vệ lãnh thổ của mình và mang tiếng xấu xâm lược Campuchia, và tạo cho BK cái cớ để xâm lược VN qua biên giới phía bắc, đồng thời sát hại hàng triệu dân Campuchia. Xâm lăng VN năm 1979. Xâm lăng Trường Sa từ năm 1988. Mục tiêu của họ là bành trướng từng bước.

Trước hết là cô lập và xâm chiếm VN. Bằng chứng rất nhiều, điển hình là họ chỉ lớn tiếng phản đối VN tổ chức du lịch Trường Sa, mà không nói gì khi trước đó Malaysia và Philippines đã từng làm việc tương tự. Trước sau gì rồi TQ cũng sẽ tìm cách xâm lăng VN. Câu hỏi cho VN phải là: làm thế nào để TQ không thể phát động chiến tranh ? Nếu TQ đã phát động chiến tranh rồi thì không thể nào cầu cứu ai được. Như thế VN cần phải có đồng minh Mỹ và các đồng minh khác càng sớm càng tốt, nếu không nói là ngay tức khắc, để ngăn ngừa việc BK phát động chiến tranh lớn. Việc VN có đồng minh lớn mạnh còn giúp kinh tế VN phát triển để VN có thể có những hành động tức khắc giáng trả các hành động xâm chiếm nhỏ nhưng có ý nghỉa chính trị và quân sự cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn như việc Đài Loan (ĐL) chiếm đảo Bàn Than ở Trường Sa gần đây, rất tiếc là VN chỉ có thể ngậm đắng, nuốt cay mà phản đối. Nếu như VN ở thế mạnh thì phải có đòn giáng trả ngay và đuổi ĐL khỏi hòn đảo này, vì để càng lâu thì càng khó đuổi.

Minh Tuấn, tp.HCM
Việt Nam hiện nay cũng đang phát triển rất nhanh.Tuy rằng có sự tranh chấp giữa các nước về Biển Đông nhưng Việt Nam chúng tôi là một dân tộc yêu chuộng hoà bình và hơn ai hết chúng tôi hiểu được cái giá của chiến tranh nên chúng tôi sẽ làm tất cả để gìn giữ nền hoà bình và ổn định ở đất nước mình và trên thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng tôi để cho các nước lớn hiếp đáp mình.

Quan Sát Viên Nguyễn, Camden, New Jersey, USA
Xung đột và tranh chấp về lãnh thổ, đất đai và chủ quyền là bài ca muôn đời của lịch sử nhân loại. Do đó, tranh chấp về chủ quyền các quần đảo: Trường Sa và Hoàng Sa sẽ không là trường hợp ngoại lệ. Vấn đề đặt ra, các lãnh đạo của các nước có tranh chấp muốn giải quyết bằng phương cách nào: Ngoại Giao, Chính Trị, Kinh Tế hay là Vũ Lực? Thêm vào đó, thái độ và thiện chí để giải quyết vấn đề xung đột và tranh chấp cũng đóng vai trò quan trọng. Chẳng hạn, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Phillipne muốn giải quyết bằng con đường hợp tác, thương thuyết hay đối đầu (Collaboration or Confrontation?). Do đó, mỗi một quốc gia phải cân nhắc lợi ích và tốn kém (Cost/benefit analysis) trước khi quyết định và lựa chọn giải pháp thích hợp, hữu hiệu và duy lý cho vấn đề tranh chấp.

Tại sao Trường Sa và Hoàng Sa? Tại sao vấn đề lại hâm nóng vào thời điểm này? Những lợi ích chính trị, kinh tế và xã hội mà hai quần đảo này có thể mang lại? Học Giả Huntington đã đề cập đến những vần đề chiến lược và quan trọng, trong đó, Trung Quốc đã có kế hoạch theo đuổi lâu nay:

1. Với tỷ lệ kinh tế tăng trưởng đều đặn như hiện nay của Trung Quốc, trong thập niên tới, Trung Quốc sẽ trở thành guồng máy kinh tế khổng lồ của thế giới, có khả năng cạnh tranh gay gắt với Hoa Kỳ. Năm qua, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng lên đến 9.1 % trong khi nền kinh tế thế giới đang suy thoái. Tổng Sản Lượng Quốc Dân của Trung Quốc năm 2003 đã qua mặt Nhật Bản. Trung Quốc bây giờ xếp thứ Hai sau Hoa Kỳ. Với đà phát triển kinh tế và đầu tư ngoại quốc tiếp tục lớn mạnh ở Trung Quốc. Đời sống và lợi tức đầu người sẽ gia tăng mạnh, dẫn đến nhu cầu đòi hỏi năng lượng, dầu hỏa sẽ là một vấn nạn cho giới lãnh đạo Trung Hoa. Do đó, Trường Sa và Hoàng Sa có thể giúp TQ thoát khỏi một phần nào về khủng hoảng năng lượng. Ngoài ra, với đà phát triển dân số của TQ, để bảo đảm cho người dân TQ có được công ăn việc, vấn đề duy trì và phát triển kinh tế là ưu tiên và bận tâm hàng đầu. Với áp lực này, TQ có thể phải xử dụng mọi phương pháp để tranh giành nguồn lợi nhuận dầu khí này.

2. Nếu bất kỳ quốc gia nào thành công trong vấn đề tranh chấp, nguồn lợi nhuận kinh tế qua ngành giao thông vận tải và du lịch có thể lên đến hàng trăm tỷ Đô la hàng năm. Như những dữ liệu kinh tế đã được trình bày ở trên, quan ngại và lo lắng đế sự bành trướng và hùng mạnh của một Trung Hoa ở thế kỷ 21, không chỉ có Việt Nam, mà Nhật Bản, Nam Hàn, Nga, Úc, và Hoa Kỳ thật sự quan tâm rất nhiều. Do đó, Việt Nam sẽ có đưọc hậu thuẫn mạnh bởi công đồng quốc tế trong vần đề tranh chấp biển Đông. Cách đây không lâu, trang web vnn.vn có phỏng vấn Tiến Sỹ Trần Duy Khoát về kế hoạch đệ trình xây dựng thành phố Hoàng Trưòng của công Ty của Ông. Nếu chính phủ Việt Nam có một kế hoạch chiến lược và lâu dài, thì phải nên tạo mọi điều kiện và giúp đỡ để xây dựng một nền tảng lâu dài trên hai quần đảo này.

Nặc Danh
Người viết bài này trích dẫn một cách rất không chính xác, lại càng không hiểu những ý chính trong "Clash of civilization" của Huntington. Đọc bài này, tôi thấy buồn và nực cười về sự ấu trĩ của quí vị. Trình độ academic của BBC Việt ngữ chỉ đến thế thì thật đáng buồn, thiết tưởng đừng lên giọng dạy bảo thiên hạ thì hơn.

Eric Le, OC, California
Samuel P. Huntington has always been known as an extreme scholar with his extreme ideas. I believe Vietnam should avoid a clash against a growing China at all costs. The casualty would be greater for Vietnam's side since Vietnam's economy is still in a rudimentary phase. Hope that the administration in Vietnam is wise enough not to steer the country of Vietnam into another devastated war that left Vietnam's economy and the country ruined as in the past century.

Phan Lạc Đông Quân, Seatle, USA
Thế chiến lược toàn cầu đã thay đổi, kể từ khi cuộc chiến chống khủng bố do Hòa Kỳ lãnh đạo. Giời đây vấn đề biến động giữa các quốc gia châu Á sẽ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình hơn là bạo lực quân sự. Bởi lẽ Hoa Kỳ đã có mặt ở vùng châu Á - Thái Bình Dương. Mọi quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ngày càng khăng khít hơn. Thí dụ cuộc xung đột về vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn vừa qua đã tạm thời lắng dịu sau khi Hoa Kỳ lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Hơn nữa, tuy nền kinh tế Trung Quốc có tăng trưởng nhưng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhất là hải quân, không thể bằng ngang Mỹ. Mỹ vẫn coi vùng châu Á Thái Bình Dương là vị trị chiến lược quan trọng để ngăn chặn khủng bộ, cho nên cuộc chiến Đệ tam thế giới khó có thể xảy ra. Hiện nay vai trò của Mỹ đã được sự đồng thuận của hầu như tất cả quốc gia trên thế giới. Khi nào đồng đô-la của Mỹ còn dẫn đầu thế giới thì khi ấy không nước nào có thể qua mặt được ông ngôi sao và vạch. Chiến hạm Mỹ đã cập bến Sài Gòn, thì chúng ta hảy an tâm cho dải đất hình cong chữ S, như cô gái kiều diễm được Mỹ bảo vệ rồi.

 

   

 

thẩm luận văn hoá


 


Rồng Điện Kinh Thiên,
triều Lê, xây dựng 1428


 
  01- Tái hiện Lễ hội Nam Giao tại Festival Huế 2004.                                                  Theo Người lao động
  02- Hội đồng Thẩm định nghệ thuật... Cần đổi mới".                                                                    Tích hợp 
  03- Quản lý và bảo tồn các di sản thế giới ở Việt Nam.                                                     Đinh Như Hoan 
  04- "Bức tranh Văn hoá Sa Huỳnh đã rõ ràng hơn..."
                                                 Nguyễn Trung Hiếu 
  05-
Liên hoan Văn hóa Nghệ thuật Dân gian –  Ngàn xưa huyền diệu nét quê.             Phan Tùng Sơn 
  06- Hà Sĩ Phu, Một Trí Tuệ Việt Nam
.                                                                                      Đỗ Mạnh Tri 
  07- Thành cổ Hà Nội - những dấu ấn lịch sử.                                                                                  Sưu tầm  
  08- Cuộc chiến giữa các nền văn minh.-  
  09- Nâng Festival Huế lên một tầm cao mới.                                  Ngọc Thảo Nguyên - Bùi Ngọc Long
  10-
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh học giả Đào Duy Anh.                                                       Trần Hữu Tá

vhvt-10
Trở lại trang chính