vhvt |
tự do tư tưởng và sáng tạo |
thi luận |
|
PHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM – ẨN SỐ MỸ
Người chiến binh tròn hai mươi tuổi (bây giờ đã 53, sinh năm 1950, cấp bực Chuẩn úy hay Thiếu Uùy gì đó), từ ngày ngã ngựa, vào tù, ra tù, vượt biên, sống nơi miền nước lạ, lận đận, lao đao, đêm ngày sầu héo, cô đơn, nhớ về quê hương, về mẹ già, về trại tù, về những mối tình đứt đoạn, về người con gái 17 tuổi cùng tù, thương vợ, thương con,….để sau từng ngày lao động kiếm cơm, "đợi khuya tàn bắt sống một chiêm bao", chiêm bao quá khứ buồn đau hay đành phải "chiêm bao" thêm một ngày "vô nghĩa" trong cuộc sống giờ nầy? Hai tác phẩm của Quan Dương: một tập truyện và thơ "đợi khuya tàn bắt sống một chiêm bao" (gồm 13 truyện ngắn, 82 bài thơ và 13 bài thơ phổ nhạc, tranh bìa Mai Phương) tác giả xuất bản năm 2002), một tập thơ "Ruột đau chín khúc" (52 bài thơ với "Vài lời vào tập" cảm ơn bạn hữu của tác giả và "Thay lời tựa" của Trần Hoài Thư, tranh bía Vủ Đức Thành,, hình vẽ Quan Dương của Trịnh Cung cùng các tranh vẽ và phụ bản của Vũ Đức Thanh, Dương Lê Trầm Quế (11 tuồi), tác giả tự xuất bản 1998) đến với tôi khá chậm. Tác giả đề gởi tôi "Bản dành riêng mến tặng anh NT – Louisana tháng 12/02" gởi nơi người bạn , đến tháng 7/03 lúc qua Mỹ, tôi mới nhận được. Cái tên "Quan Dương" lạ hoắc, tôi chưa từng nghe, từng gặp, chưa từng đọc một câu thơ, một truyện ngắn nào của chàng. Xin bắt đầu từ tập "Truyện và Thơ" : Phần lớn các truyện đều là "truyện kể" có thêm ít nhiều hư cấu. Truyện kể (ngoài truyện "Cô bé sau vườn", tôi nghĩ là truyện sáng tác) vì viết lại những sự việc liên hệ đến cuộc đời tác giả, viết bằng "nhớ lại", bằng hoài niệm quá khứ, bằng thứ "hồi ức từng đoạn" (mémoire épisodique) vào mỗi đêm khuya, sự việc hiện về trong chiêm bao. "Bắt sống một chiêm bao" có nghĩa "sống" lại cái quá khứ một thời, cái quá khứ không bao giờ tan biến, cái quá khứ đã ăn sâu vào não tủy, tim gan, phèo phổi, vào từng tế bào, vào từng giọt máu, từng thớ thần kinh để trở thành thực tại, một thực tại "khuất lấp" bảng lảng, tiềm tại, nội sinh bên cạnh cái thực tại hằng ngày bon chen với cuộc sống. Bỡi vì, với Quan Dương, -theo tôi nghĩ- cái "quá khứ như là chiêm bao" đó mới thực sự là "chất sống" nơi tác giả giờ nầy : -Một cuộc tình mỏng như khói sương Là khói mây tụ về hậu kiếp? Mò chai rượu nửa khuya bật nút Nhớ đen thui con mắt hạt huyền Thế giới này nào của riêng ai (Đợi khuya tàn…) Hình ảnh trong chiêm bao có là "ảo ảnh" thì vẫn cho tác giả thấy lại được chính con người đích thực của mình; còn thì "Còn bây giờ chẳng qua tôi chỉ là một con người giả sống trong cuộc đời thật mà thôi" ( câu cuối truyện "còn nỗi bùi ngùi"). "Giả sống" chứ không phải "sống giả"; "cuộc đời thật" là cuộc đời thế nào? Xin chưa vội đề cập. Chỉ xin đi vào hai truyện tôi cho là trội nhất trong tác phẩm.
Truyện: "Oan gia khó thoát". Hắn là người mê gái. Hắn mơ được yêu toàn thể đàn bà đẹp trên trái đất nầy. Nhưng "ước mơ của hắn thuộc loại mơ để mà để mơ thôi" và "thường thì hắn yêu để mà thất bại". Ra khỏi tù, hắn may mắn được xuất cảnh sang Mỹ. Học hành không bao nhiêu, việc làm của hắn chỉ "vừa đủ tiền đóng mấy cái bill hàng tháng". Mua được chiếc computer, hắn "đi trên mây" bằng viết văn. Truyện ngắn chuyên đề tình yêu của hắn thường xuyên góp mặt trên không trung. Độc giả biết hắn qua bút hiệu "Hàn Vũ". Để trả thù những thất bại trên tình trường đã nếm phải, hắn tha hồ phung phí mọi người đàn bà. Tưởng chẳng ai thèm để ý, không ngờ một hôm hắn nhận được thư của một nữ độc giả tên Lệ Hằng tự giới thiệu là độc giả thường xuyên của hắn và đâm tò mò vì thấy mỗi cốt truyện của hắn đều biểu hiện lòng thù ghét đàn bà. Lá thư làm hắn suy nghĩ rồi quyết định trả lời, thế rồi hai người quen nhau. "Hắn không ngớt liên tưởng đến nàng. Truyện hắn viết vì thế dường như nhẹ nhàng hơn, linh hoạt hơn. Những nhân vật nữ một thời nào hắn giết thẳng tay, nay lần lượt được hồi sinh và trả lại nhân dáng dịu dàng bẫm sinh của nó". Nhưng có một nhân vật nữ trong cuộc đời của hắn, "hắn tự thề không bao giờ cho sống lại. Hắn cũng không hiểu sao hắn thù dai con người đó quá thể như vậy. Con người đó là một ám ảnh quá khứ." , cái quá khứ cách đây hơn hai mươi năm chẳng khác gì một địa ngục. "Sau trận đòn tình đó, hắn đâm ra hận thù đàn bà thấu xương". Nhưng nay, thư của cô gái Lệ Hằng, từ "Ông, Tôi" đổi sang "Anh, Em" ngọt xớt như một "hạnh phúc" hồi sinh nơi hắn, cái hạnh phúc mà suốt đời hắn nghĩ chỉ là ảo ảnh. Nàng hẹn gặp hắn tại quán cà phê HIDO, trên dường Lapalco. Cũng qua thư từ, nàng cho biết được xuất cảnh sang Mỹ theo diện bán chính thức, sau thời gian lao đao làm đủ mọi thứ nghề, nhờ số tiền mang theo và gần 20 năm tích lũy, nàng đã tạo được một cơ sở làm ăn vững chắc. Nàng định mở một đại lý tại nơi hắn đang ở và chọn hắn làm đại diện. Nàng ở một mình trong một căn nhà rộng, cầu mong "một người đàn ông hiểu được em nhưng em tìm hoài không thấy, cứ thế em sống trên đống tiền do công việc làm ăn đưa đến, cô đơn lắm. Hồi em bỏ nước ra đi, cứ nghĩ qua đây thành công rồi thì kiếm chồng không có gì là khó. Vậy mà khó đó anh, khi không có tiền ao ước làm sao có tiền, khi có tiền rồi, nhìn ai đến với em sao thấy họ không thật lòng. Nhớ những ngày còn ở trong nước, đồng tiền kiếm được cũng do sự khôn lanh mà ra". Quả là hạnh phúc đến với hắn. Cô gái nhan sắc không mấy mặn mà nhưng tâm hồn lại mặn mà quá đổi. Cuộc hẹn diễn ra. Quá khứ đột ngột hiện về rõ mồn một. Ngày ấy, ngày còn trong trại tù, với số tuổi trên 20, hắn nhiều lúc đã thủ dâm để "chất quý" bắn vọt ra cho người tơi tả đến thảm thê hầu không còn cảm giác đớn đau bỡi những đòn thù tàn bạo. Hắn đã thấy cô quản giáo người Bắc khá hấp dẫn, "cái núm vú to bằng hạt bắp cứ nổi cồm cộm lồ lộ lên ngực áo", trong bộ đồng phục công an may bằng vải kaki Nam Định vì con gái Bắc Kỳ lúc đó chưa mặc xu-chiêng. Hắn chảy nước bọt, thèm muốn, "nhiều đêm hắn ước ao được ôm cái thân hình tròn lẵng đó vào lòng, hùng hổ trút căm thù rồi mặc kệ mẹ nó đến đâu thì đến". Một hôm, ngoài rẫy, cô quản giáo Bắc Kỳ gọi hắn, hỏi hắn :"Anh đang làm cái gì thế?"- "Anh cuốc kiếc như thế hả? Tôi cảnh cáo anh nếu còn chây lừa thì đừng trách tôi sẽ có biện pháp cụ thể." Trong khi nói, tay nàng xỉa xói, quơ lên quơ xuống; hắn không thèm để ý, chỉ lom lom nhìn ngực cô ả, tìm cái nốm vú bằng hạt bắp giấu trong ngực áo. Hôm ấy ả mặc chiếc áo kaki cụt tay, lúc ả đưa tay sửa lại chiếc nón cối, cặp mắt gã"nhanh như sao xẹt, ném luồn vào ống tay áo ngắn của ả, đậu lại ở nách và bắt gặp ở đó một chùm lông đen thui. Bỗng nhiên hắn choáng váng mày mặt, bao nhiêu cảm giác thèm muốn từ trước đến giờ thoáng chốc tan thành mây khói. Thay vào đó là cảm giác buồn nôn, lợm mửa. Lúc nầy hắn thấy mình mất sức. Ước gì được nhào đầu xuống đất chết phức cho rồi." . Cô gái Lệ Hằng trước mặt hắn giờ nầy, cô gái đã nâng giá biểu xuất cảnh bán chính thức từ 10 cây lên 11 cây mỗi đầu người, đủ số vàng cần thiết cho một chuyến ra nước ngoài vì ở lại thế nào cũng bị lộ; cô gái đó cũng đã hỏi hắn :"Anh đang làm gì thế ". ø Câu hỏi giọng Bắc Kỳ đó và nhìn khuôn mặt kháù quen như đã gặp ở đâu rồi cùng câu trả lời về tên thật của nàng ngày còn ở Việt Nam: "Tên Được đó anh. Tên Được mà không được gì hết, đến nỗi bây giờ vẫn còn phòng không chiếc bóng" khiến hắn choáng váng. Rồi lom khom theo phản xạ, lúc nàng đưa cánh tay trần với lên mái tóc, ánh mắt hắn mon men len vào nách nàng, hắn xây xẩm mặt mày, "chưa kịp hoàn hồn thì nghe nàng nũng nịu: "Anh nầy kỳ, nhìn người ta đăm đăm thấy mà bắt sợ". Bỗng nhiên hắn chợt thấy buồn nôn như buổi trưa nào còn trong trại cải tạo, mặc dù nơi nầy hiện giờ là nước Mỹ". Câu truyện chấm dứt ở đây. Cái hay của câu truyện ở chỗ không cần nói thêm.. Thêm một truyện có thực trong đời tác giả. Một quá khứ nghiệt ngã, một hiện tại trái ngang, một "cơn mơ" bẽ bàng, một cảnh đời não nuột, một cuộc tình oan gia. Tất cả hiện về trong thực tại để trở thành chiêm bao. Hạnh phúc tưởng như đến với hắn từ ngày nhận được lá thư đầu tiên bây giờ đâu ngờ chỉ là ảo vọng, một ảo vọng từ nay để lại nơi hắn bao nhức nhối, oan nghiệt. Lệ Hằng chính là Được, cô quản giáo Bắc Kỳ đã từng hành hạ hắn, đã từng khiến hắn "thèm muốn" trong cảnh lao tù với số tuổi đời còn son trẻ nhưng chùm lông nách đen thui khiến hắn nôn lợm. Bây giờ cũng chùm lông nách đó, cũng câu hỏi đó, cũng khuôn mặt đó, người tình hắn mong đợi và đang trước mặt hắn , bỗng hiện nguyên hình kẻ thù trước đây mà hắn nhờm tởm. Đúng là "oan gia khó thoát". Hắn –hay Quan Dương- không quên dược quá khứ. Quá khứ hiện về như chiêm bao, một chiêm bao "được bắt sống" không phải đợi đến "khuya tàn" mà ngay giữa ban ngày nắng sáng nơi một xứ sở không còn oan khiên . "Chùm lông nách" oan nghiệt đưa đến một cuộc tình oan gia! Nếu ngày đó, ả quản giáo không có chùm lông nách đen thui, hắn sẽ nghĩ thế nào? Dĩ nhiên, hắn không thể "ôm được tấm thân tròn lẵng đó rồi hùng hổ trút căm hờn mặc kệ mẹ nó đến đâu thì đến" nhưng chắc hắùn không đến nỗi phải nôn lợm. Có thể "chùm lông nách" đó chứa cả hai thứ mùi hôi: mùi hôi nơi con người của ả (ả quản giáo cũng như cán bộ trại tù có thể không mấy gì sạch hơn bọn tù cải tạo) cùng mùi hôi của chế độ nơi chức vụ quản giáo đã giáng cho hắn những trận đòn thù tơi tả nên hắn tan hết thèm muốn để chỉ thấy lợm nôn. Nhưng bây giờ? Chùm lông nách nơi Lệ Hằng –cho dù là ả quản giáo xưa kia- cô gái đã 20 năm nơi nước Mỹ hẳn không hôi hám và cũng không còn mùi hôi của chế độ nơi nàng, mà lại yêu văn hắn, đang muốn cùng hắn nên vợ nên chồng, thế sao hắn không "thừa dịp" "trả thù dân tộc" (!) mà vẫn cứ lợm nôn? Chỉ vì hắn không quên được quá khứ. Chỉ vì, nơi hắn, nỗi "thèm khát trả thù phải được trả thù trên chính kẻ thù chứ không trêân kẻ thù đã cởi bỏ lốt thù". Trốn chạy tình yêu vì ám ảnh của quá khứ. Chùm lông nách giờ nầy không còn hôi nhưng mùi hôi của chế độ, hắn không thể nào quên cũng như lịch sử không bao giờ quên tội ác của một chế độ hay của một tên ác ôn đối với dân tộc, đối với nhân loại. Nếu cô quản giáo Được –tức Lệ Hằng giờ nầy- cạo sạch chùm lông nách hôi hám kia thì hắn có còn lợm nôn không? Xin độc giả đoán xem. Riêng kẻ viết bài nầy nghĩ rằng hắn vẫn phải lợm nôn vì nàng chính là "hình ảnh hắn tự thề không cho sống lại", hình ảnh cô quản giáo tiêu biểu cho một chế dộ phi nhân không riêng với hắn mà với cả dân tộc.. Câu chuyện không còn riêng của Quan Dương mà trở thành câu truyện chung của mọi người Việt Nam đã cùng chung tâm trạng, cùng chung thảm cảnh, cùng chung một giai đoạn lịch sử thương đau, bi thảm. Truyện tiếp theo: "Chiếc lá". Thêm một truyện tình với đôi chút triết lý. Đây là truyện hay nhất, theo tôi, trong tác phẩm nầy. Chiếc xe đi làm cũ xì, chỉ mong bị đụng đểâ có thể mua chiếc xe mới. Sự việc đã xảy ra. May mà xui, xui mà may! Chiếc xe một cô gái Việt Nam –sao lại Việt Nam mà không là cô gái Mỹ'?- tông ngay vào phía sau. Cô gái vẫn tĩnh bơ ngồi trên xe, tĩnh bơ trả lời chàng một cách ngang bướng: -"Tông rõ ràng chứ còn hình như gì nữa",.-."Như vậy là cô phải đền?" - "Đương nhiên" . Cô gái bước xuống xe. Chiếc xe cô quá xịn nhưng vẫn thua xa chủ nhân. Tự nhiên, chàng bỏ ý 'bắt đền' :"Chuyện nhỏ thôi, bỏ qua đi…Nó cũng đã cũ lắm rồi…Cũng giống như tôi đến lúc đào thải là vừa". Thấy chàng không sửa được chiếc xe, cô gái ngõ ý chở chàng về nhà lúc được biết chàng cùng ở một khu phố với nàng. Thế là quen nhau. "Một đêm, nơi góc quán cà phê DuMont, có ngọn gió từ dưới sông Mississipi thổi lên cuốn theo một chiếc lá rớt trên mặt bàn". Chàng cầm chiếc lá, nói một câu khá cải lương :"Có chiếc lá rụng tức nhiên là mùa thu đang về". Chàng trao chiếc lá cho cô gái giữ làm kỷ niệm, bảo là:"Ừ, tặng cô, đừng xem thường nó, nó là sứ giả của mùa thu". Cô gái kêu lên :Trời đất, giữa thời buổi điện toán nầy mà ông muốn em giữ chiếc lá giống như thời lạc hậu để làm kỷ niệm?". Thế là chàng 'xổ' ra một tràng triết lý: "Đôi lúc cần phải giữ. Người ta trước khi có hiện tại, ai cũng đều bị có quá khứ hết…". Rồi chàng kể chuyện một con ốc sống chuổi ngày cô quanh, mỗi ngày trả thêm một ngày về cho quá khứ khiến ốc chất chồng một quá khứ nặng nề trên lưng. Một hôm ốc quyết định đem quá khứ đi chôn. Nhưng ốc không thể nào bò ngang qua mặt đường để dàến nghĩa địa phía bên kia. Xe cộ như mắc cửi "không chừa một khoảng trống thời gian nào tương xứng với vận tốc chậm như ốc". Băng qua là sẽ bị cán nát dưới bánh xe. Ốc đành quay về, "không đủ can đảm làm cuộc cách mạng hy sinh mạng sống của mình để trút bỏ quá khứ…, lẩn quẩn ôm một quá khứ đau buồn của mình và chờ chết". Cô gái bảo : "Giả dụ như em chặn xe lại để giúp con ốc qua đường…". Chàng đáp: "..Chỉ sợ khi nó cõng được quá khứ đến nơi, thay vì chôn quá khứ thì nó lại tự chôn mình. Bỡi vì thời gian trôi còn nhanh hơn vận tốc của nó nữa đó"…..Vì lúc đó con ốc đã già lắm rồi". Cô gái thông minh nói ngay: "Nhưng em thấy ông chưa già. Oâng còn một quãng đời dài trước mắt…vì em đã chận tuổi già của ông lại rồi…Từ lúc em tông vào xe ông…Từ điểm ông bước xuống xe. Lúc ông bước xuống xe, cái mặt muốn ăn thua đủ lắm, nhưng trông thấy em rồi, ông lại tiu nghĩu bỏ qua". -"Vậy cô có dám ngừng xe lại để đưa con ốc qua đường?" – "Sợ gì mà không dám. Chỉ sợ quá khứ đã tan thành máu nuôi cơ thể con ốc….Nếu rút máu ra thì con ốc chỉ là cái xác khô queo. Đã là cái xác thì đâu còn sống nữa. Giả dụ còn sống để mà hấp hối thì sống để làm gì?". Thế là chàng đâm ra xao xuyến; hình ảnh cô gái cứ nhởn nhơ trước sự đổi khác lạ thường trong con tim chàng. Chàng đau khổ, tìm cách thoát ra nhưng bất lực. Khổ sở quá, một hôm chàng rủ tên bạn Mỹ cùng đi uống rượu. Tên Mỹ dẫn chàng vào quán, bảo: "Vào đây đi. Ở đây, đa số là người bản xứ của tao, rất ít đồng hương của mày… Tao biết người Việt Nam mày rất ngại chạm mặt nhau ở chỗ không đáng chạm". Đây là chiếc quán 'top less' (quán vũ thoát y) . Lúc vào, chàng thấy trên sân khấu một con nhỏ người da trắng đang lột dần những gì vướng víu trên người, "chỉ trừ quyển sách luật của Tiểu bang Louisana nhỏ xíu che khiêm nhường ở điểm cuối cùng. Tiền tip được tặng theo lòng hảo tâm, cứ việc tự do dắt vào sợi dây thun cột ngang bắp vế các cô nàng". Bỗng tên bạn la lên: "Ê mày, xem cô kia có phải người Á Đông?". Chàng nhìn theo tay thằng bạn, bỗng choáng váng mặt mày. Cô gái đang bước lên sân khấu chờ phiên mình biểu diễn màn thoát y."Có thể là người Á Đông, nhưng tao không tin đó là người Việt Nam". Đáp câu hỏi tên bạn, chàng bảo: "Bỡi người Việt Nam tao đã từng đau khổ mà những nỗi đau khổ đó không xứng đáng hội nhập vào cái xô bồ đất nước mày". Chàng bỗng tự nổi cơn thịnh nộ đứng dậy bỏ về "lủi thủi lách qua ánh đèn mờ ảo giữa đám Mỹ to lớn trông thật não lòng". "Cô gái trên sân khấu bất chợt trông thấy, há miệng chưa kịp kêu, gã đã ra đến ngoài đường. Gã đi lang thang suốt đêm, ngứa cổ ngước nhìn lên trời cao xem có cơn gió nào lạc lõng thổi về để rụng trên tay một chiếc lá để chứng tỏ rằng mùa thu đang hiện hữu đâu đây…". Một năm sau, nẫu ruột vì thất tình và thất vọng, chàng bỗng nhận được thư cô gái. Cô bây giờ đang ở Miền Bắc, chàng Miền Nam. Cô thuật lại vụ chiếc lá rơi trên bàn. "Khi cùng chứng kiến thì chiếc lá rõ ràng là hiện tại. Oâng đã tặng chiếc lá đó cho em. Chiếc lá vụt trở thành quá khứ. Quá khứ theo lời ông nói, nhiều lúc muốn cởi bỏ không phải dễ".Rồi nàng bảo nơi nàng ở cũng có một con ốc nhỏ muốn cõng chiếc lá đi chôn và đã bị đoàn xe khổng lồ cán chết. Cuối thư, nàng viết :"Em đã dám cõng chiếc lá băng qua đường để mong chôn nó. Còn ông, ông có dám không? Nếu ông không dám thì hãy xem em như người dưng nước lã, đừng hơi sức đâu buồn nhớ em làm chi cho mệt xác". Truyện dừng đột ngột ở đấy. Độc giả sẽ băn khoăn không rõ ý tình cô gái ra sao và chàng xử trí hay nghĩ thế nào khi đọc xong bức thư. Kết thúc câu truyện gây ngạc nhiên.. Một truyện tình. Mượn chiếc lá và con ốc, hình ảnh vừa lãng mạn vừa mang tính cách triết lý nói lên một mối tình đẹp, buồn và đau thương sau đó. Tác giả muốn gởi gắm tâm sự gì?ï. Chiếc lá từ hiện tại rơi váo quá khứ , thêm một quá khứ buồn đau. Chàng là con ốc mang chở cả trái núi quá khứ đau buồn nhưng không dám đem chôn vì chôn đi là chôn cả tấm thân mình. Cái 'hiện tại' tươi mát gặp được cô gái rồi yêu rồi nhớ trở thành quá khứ khổ đau lúc nhìn nàng trên sân khấu đang thoát y. Nàng cũng sống với quá khứ khổ đau đó nhưng nàng dám "đem chôn" quá khứ. Nàng dọn lên Miền Bắc Mỹ để xa chàng, để cõng chiếc lá đem chôn.. (có thể nàng đã bỏ nghề thoát y). Tình yêu đi vào quá khứ để cả hai cùng mang chở quá khứ buồn đau .Nhưng nàng can đảm đem chôn chiếc lá, còn chàng? Nếu chàng không đủ can đảm thì hãy quên nàng đi, quên cuộc tình giữa nhau để khỏi thêm một quá khứ chất chồng trên lưng con ốc. Đoạn cuối bức thư là một hứa hẹn kín đáo, ngầm bảo chàng đừng để "quá khứ tan thành máu nuôi cơ thể,..sống để mà hấp hối thì sống để làm gì?" và có thể nàng muốn bảo chàng hãy quên cái "quá khứ" ngày từng ngày nơi đây như nàng đã chôn cái quá khứ làm vũ nữ thoát y. Chàng có hiểu ý nàng? Tác giả không nói. Câu truyện thật, hay tưởng tượng? Đằng nào cũng được. Câu truyện khá hay, kết thúc dừng lại đúng chỗ để người đọc miên man dự dàoán thế nầy thế nọ. Nếu Quan Dương bỏ bớt đôi chỗ thừa, lặp chữ và lặp ý, câu truyện sẽ hoàn toàn hơn. Câu truyện nói lên nỗi lòng u uẩn của Quan Dương, nỗi bưồn triền miên của chàng nơi dàất khách. Nhất định 'chàng' (hay Quan Dương) không quên cuộc tình với cô gái phải thoát y để kiếm sống, để thêm một quá khứ đau buồn trĩu nặng trên lưng con ốc. Đấy là nỗi đau của cả dân tộc qua câu chàng trả lời tên bạn Mỹ :"Bỡi người Việt Nam tao đã từng đau khổ, mà những nỗi đau khổ đó không xứng đáng hội nhập vào cái xô bồ đất nước mày". "Không xứng đáng", vâng, "không xứng đáng", có nghĩa là"không thể", "không nên, không được phép". Không thể "chôn quá khứ" bằng cách hội nhập vào cái "xô bồ" theo kiểu cách đó (cả chàng và cả cô gái) dù nơi đây hay nơi quê nhà. Như thế "chôn quá khứ" cũng chính là "chôn" luôn mình. Vậy thì đành cứ "giả sống" để mỗi ngày mang thêm "quá khứ" buồn đau trên chiếc lưng đã còng vì quá khứ, như thế ít ra còn chút can đảm để khỏi tự thẹn với mình. Gặp lại hay không gặp lại, hỡi hai người vô danh (hai nhân vật trong truyện đều không có tên)? "Anh (em) uống tình em (anh) như uống sầu, đắng cay mà chẳng biết vì đâu"… để từng đêm : Khuya lạnh là giờ ta gặp nhau Đốt điếu thơm lên thầm nguyện cầu Mắt em mãi đẹp màu đêm tốiHuyền hoặc vô cùng như vực sâu ! N.T. "Con ốc", "Chiếc lá", hai hình ảnh ẩn dụ. Mỗi người Việt Nam trong nước hay ngoài nước giờ nầy không là một "con ốc" mang trên lưng mình quá khứ đau buồn tăm tối của cả dân tộc qua quá trình lịch sử thương đau? Nhất là cái "quá khứ" của cuộc chiến tranh vừa qua cùng những gì đang xảy trên đất nước ta sau khi cuộc chiến tàn. Mỗi một ngày qua, mổi một 'hiện tại' tươi vui, hạnh phúc (?) trong cái "xô bồ" của xã hội giờ nầy nơi đây hay nơi quê nhà chỉ là từng "chiếc lá" tiếp tục chất chồng thêm đau khổ. Nhưng không "nuôi" cái quá khứ lịch sử đó giờ nầy thì là "không sống" hay "sống giả" thôi. "Chôn" cái quá khứ đó là chôn cả mình và chôn luôn dân tộc. Người Việt Nam còn "nuôi" cái quá khứ đó là Dân tộc có điều kiện "hồi sinh", sống lại, sẽ vươn đến ngày mai huy hoàng. Cô gái đã mang chiếc lá đi chôn tức là không để vướng mắc, quẩn quanh với cái hiện tại xô bồ của riêng mình giờ nầy để chỉ giữ mình là "con ốc", hầu không chất chồng thêm từng quá khưÙ đau thương lên lưng còng "con ốc dân tộc". Quan Dương, nếu không đủ can đảm đem chôn từng chiếc lá như nàng thì cả cái quá khứ ngày qua và quá khứ giờ nầy sẽ "chôn" con ốc vì phải luôn "sống để mà hấp hối thì sống để làm gì?". Quan Dương đã "giả sống" (sống tạm bợ, xem như có sống; trái với "sống giả" có nghĩa sồng không thật, sồng giả dối với mình, với người) trong cuộc "đời thật" hiện nay (hiện thực xô bồ trước mắt hằng ngày) chỉ vì lẽ đó. Anh Quan Dương ! Tôi chia xẻ với anh nỗi buồn đau đó và mượn lờiù anh trả lời tên bạn Mỹ để gởi đến một số người Việt Nam đang tỵ nạn Cọng sản nơi hải ngoại nầy, kể cả người Việt trong nước "đừng chôn dân tộc" trong cảnh bon chen danh lợi phù vân, buông mình theo lối 'trưởng giả thời thượng' xô bồ. Hãy như cô gái kia can đảm đem chôn từng chiếc lá, hãy như con ốc kia kiên trì mang nặng quá khứ buồn đau trên lưng còng khốn khổ. Dân tộc sẽ sống lại vinh quang do từ những kẻ đó. Xin mượn lời thơ Phương Triều : -…Xòe thêm ngón cụt vào kim chỉ Mà vá đời chung, rách rưới riêng. Câu truyện, theo tôi, phần nào có thể xem là "Thông Điệp" thay lời Dân Tộc gởøi đến thế hệ Việt Nam trong nước, ngoài nước hôm nay, ngày mai. Quan Dương có ý nghĩ nầy không, tôi không rõ. Nhưng thảm cảnh của cuộc sống chàng, thảm cảnh của nước non khi cuộc chiến tàn bi đát, nỗi xót xa về cảnh nước tình dân nơi quê nhà cùng nỗi ngậm ngùi trước cảnh bao người mang danh tỵ nạn sớm quên "quá khứ buồn đau" của dân tộc để chỉ chạy theo "vàng son" phù phiếm của cuộc sống nơi xứ người, đã âm ỉ nuôi dưỡng nơi anh những ý tình lãng đãng, xa xôi để gởi vào thơ, vào truyện. Với riêng truyện ngắn này, với những ý tưởng thâm trầm, sâu sắc đó, Quan Dương, nếu chịu khó trau chuốt thêm bút pháp, có thể đến lúc nào đó đủ khả năng bước vào vườn hoa những nhà văn viết truyện ngắn tên tuổi Những truyện còn lại, nhìn chung cũng khá hay. Chuyện thật, việc thật hay hư cấu đều mang chở những buồn xa xôi, du người đọc vào trầm lắng, mơ màng và suy nghĩ miên man. Mọi câu chuyện đều mang ít nhiều sắc màu triết lý, không cao xa nhưng ngộ nghĩnh, thứ triết lý bắt gặp nơi cuộc đời, cuộc sống cùng lối văn đùa cợt nhưng ngộ nghĩnh, để lại nơi người đọc những nét buồn cùng tư lự xa xôi. Quan Dương có khả năng viết truyện ngắn và có thể thành công nếu chịu khó trau chuốt thêm bút pháp và tránh lối "bốc đồng" triết lý đôi lúc ngô nghê.
Xin đi vào thơ chàng nơi cả hai tác phãm. 82 bài thơ nơi "Đợi khuya tàn bắt sống một chiêm bao" cùng 52 bài trong "Ruột đau chín khúc" thể hiện hai dòng thơ khác nhau : một đằng là "Thơ mê gái" , một đằng là "Thơ tình đớn đau". a) Thơ mê gái: Một số bài nơi hai tác phẫm là những bài thơ tình, không phải những mối tình êm đẹp hay dở dang, đau buồn mà phần lớn là thơ "gởi cho gái", "nói về gái", "viết về gái", "miêu tả gái" diễn tả những vấn vương, những mơ ước, những cảm giác mỗi lần gặp gái. Từ "Em" trong các thơ nầy không là người tình mà chỉ là "gái", một cô gái trẻ, đẹp nào đó có thể đã quen hay chưa quen. Qua những bài thơ nầy, ta thấy những gì "đẹp" nơi gái, những gì gái gây cho người trai cảm giác, cảm xúc, ý tình, muốn mong, mơ mộng tuy vẫn lãng đãng u buồn về mình, về đất nước. Nét đặc biệt nơi các bài thơ nầy là "nghệ thuật" của tác giả. Quan Dương diễn tả mọi cảm giác mọi ý nghĩ không giống như bất kỳ ai. Rất nhiều hình ảnh, rất nhiều tình tự nhưng lúc nào cũng bông đùa, bỡn cợt mà lại rất thiết tha. Thơ Quan Dương lôi cuốn ta vì cái "ngộ nghĩnh, bỡn cợt" đó, tôi nghĩ không ai đọc lại không thích thú dù rằng thơ loại nầy chẳng có ý tưởng nào cao xa. Đây chỉ là thứ thơ "làm chơi" của anh chàng mê gái để cợt đùa với mình về tính "mê gái" của mình. Xin trích một ít thôi để thấy "nghệ thuật" diễn tả "tân kỳ" của chàng: -Em về bất tử giữa đêm Chận ngang tiếng đập con tim tên khùng Hết hồn giẫy giụa tứ tung Vẫn không thoát khỏi tiếng lòng xôn xao
Đưa tay rứt cái ngọt ngào Nuốt vô cuống họng nhịn đau. Tím bầm Rứt cái ngọt ngào – 10/98 (Đợ khuya tàn…) -Em bơi nằm ngửa trong hồ Nước trong thấy rõ ý đồ của anh… ….. Nước ôm hai mảnh xôn xao Hồn nhiên hôn đại ngay vào chân lông… Anh đưa con mắt trời trồng Ngó lơ chỗ khác như không thấy gì Nhìn em bơi (Đợi khuya tàn…) Bài "Nhìn em phơi nắng" : "Em nằm phơi nắng trên boong, Hớ hênh phơi những đường cong Vuông-Tròn,, nắng bò ngụp xuống trồi lên, mon men ghì chiếc eo thon tuyệt vời…Phập phồng nắng thở vào nơi chứa tình,…Có hay chăng Nắng âm thầm giao hoan? Còn anh một kẻ qua đàng, Mắc gì thơ cũng chàng ràng đem phơi."(Nhìn em phơi nắng – Đợi khuya tàn…). Cứ thế, nửa kín nửa hở, lời thơ chập chờn theo từng hình ảnh nơi tấm thân con gái đã quen hay chỉ bất chợt nhìn thấy. Lời thơ không tục, tinh nghịch, hồn nhiên đưa vào "tưởng tượng", gờn gợn cái "tính dâm" lãng đãng, bàng bạc, lãng mạn, đa tình và…"nên thơ". Quan Dương, có lẽ là kẻ "đàn ông mê gái, luôn mơ được yêu toàn thề đàn bà đẹp trên trái đất nầy, nhưng mơ chỉ để mà mơ thôi" như chàng đã nói trong truyện "Oan gia khó thoát" . Có lẽ không một chàng trai nào –có thể cả những bậc lớn tuổi- không tò mò, không thích thú được "nhìn lén" một cô gái tắm truồng. Quan Dương đã có lần như thế, lúc lén nhìn cô Túc tắm (dù còn cặp áo quần mỏng; người lớn hơn chàng những 7, 8 tuổi, chàng gọi bằng chị, chàng lúc đó mới 16 thôi – Chàng yêu cô nầy; cô Túc, người trong làng cho là người dở điên dở khùng, bỗng nhiên có mang; cô chẳng nói cho ai biết vì sao; chỉ riêng với chàng, bảo rẳng "do tên Công an xãõ dí sùng bắt cô ta phải "ủng hộ Cách mạng" – truyện "Tình đầu"). Con gái quả là "ác" cứ khiến cho bọn trai phải điên, phải khùng để đến tương tư, tưởng nhớ, đớn đau, nhiều khi cả "thác loạn" nữa rồi làm thơ oán hận, khóc than cho số mình, cho tình đời bạc bẽo, cho lòng dạ con người,…Nhưng thơ bao người khác đề cao, ca tụng, nâng niu từng ánh mắt, từng nụ hôn, từng lời ngọt dịu của gái thì Quan Dương cũng nói đến những diều đó nhưng lời thơ "thực tế" hơn nhiều vừa tinh nghịch, vừa "lì lợm", vừa ngông nghênh nhưng không thiếu phần ân ái thiết tha. Nhìn cô gái thổi bát phở quá nóng, chàng bảo:"Thôi em dừng thổi nữa mà, Phở không đủ nóng như là anh đây, Quán đông không dám cầm tay,Nhưng tim đập nhịp một giây triệu lần" . Rồi thì nhớ em đến điên lên: "Sáng nay chập choạng nhớ em, Nổi điên bỏ một ngày làm khơi khơi,…Lỡ điên thét cũng đâm ghiền,…Sờ cằm đụng mấy sợi râu, mấy ngày biếng cạo níu nhau xuống đường, Theo hùa ngàn sợi chân lông, giơ tay phát biểu thuận lòng anh điên" (Nhìn em ăn phở – Đợi khuya tàn…). Hẳn không mấy người có lối "miêu tả" như thế. Nhìn cô gái bị mưa, chàng đã viết: "Một thời em mặc quần jean, áo sơ mi mỏng, tôi rình theo sau…Khi không bất chợt đổ mưa, Aùo em ướt nhẹp như chưa mặc gì, Cuộc cờ dày xéo nhau đi, Núm cau một thưở ở lì trong tim" (Một thưở theo em – Đợi khuya tàn…). Quan Dương không ca tụng, không nói về tình yêu bằøng những từ văn hoa, thơ mộng, bay bướm, ngọt ngào. Lối dùng từ thật khác lạ: "Mơ sao biến thành vi trùng, Chui vào lồng ngực chỗ nằm tim em"(Chơi cút bắt ùi em – Đợi khuya tàn..); "Đêm nay nhớ lắm môi người, Một lần chạm phải một đời ung thư" (Khúc tương tư đêm- Đợi khuya tàn…). Lên chùa, quì bên một cô gái, thơ anh khá đẹp nhưng rồi cũng tinh ma, nghịch ngợm: -Hôm qua chẳng biết bệnh gì Lên chùa cầu phật độ trì. Phật ơi!! Em quì cạnh chỗ phật ngồi Lưng ong óng ả một trời quan âm Cây nhang đang tỏa hương trầm Bỗng nhiên lã ngọn vẽ vòng ngu ngơ
Ai đem gió thả vô chùa Thổi anh lộn ngược trở ra cõi trần
Câu kinh chưa kịp khấn thầm Trúng em một chưởng trở thành bệnh thêm Bệnh (Đợi khuya tàn…) "Lưng ong óng ả một trời quan âm", câu thơ "phạm thượng" nhưng lại "đề cao" cái "tâm phật" nơi nàng. Chắc Phật đến phải cười, cho chàng hết mọi bệnh, chỉ riêng "bệnh đó"ù, Phật "chào thua" thôi. Cô gái có mái tóc thề, có bờ eo nhỏ, thơm tho, thế là chàng "…Vạt áo em gió lật, cựa mình Đổ ụp tôi ngàn hương rạo rực Theo hương rơi cắm đầu xuống đất Hỏi đất sao chẳng mọc trên trời?…Rồi chờ hứng những lời em rớt, Về chổng lưng chế biến thành thơ" (Tản mạn nắng đầu mùa – Ruột đau chín khúc). Thưở còn nhỏ, cùng chơi "oạn, tù, tì" (one, two, three – một, hai, ba), bây giờ nàng đã lớn, nhớ lại, chàng viếât bài thơ vui vui, khá dễ thương và cũng khá buồn buồn: -Bao tiếng xùm là bum tiếng xào Anh nhá bàn tay ra cái bao Để em chẫm rãi ra cái kéo Cắt ngọt đường tim hơn lưỡi dao
Bao tiếng xùm là bum tiếng xào Em nhá bàn tay ra cái bao Để anh vội vã ra cái búa Tay nắm vo tròn trăm năm sau
Trăm năm sau đó, trăm năm trước Dẫu một ngàn năm cũng vậy thôi Biết mỗi lần chơi (thua cái chắc) Cũng ráng nhào vô thua cả đời ….. Trăm năm sau đó em hội nhập Thân thể bày nguyên một cửa hàng Con mắt xâm viền cong bán nguyệt Đâu thèm nhớ thưở nắm tay run
Bao tiếng xùm là bum tiếng xào Anh nhá bàn tay. Thành chiêm bao Chiêm bao 6/98 (Ruột đau chín khúc) Hầu như mọi bộ phận của con gái : mắt, mũi, tay, chân, tóc, tai, mũi, họng, đầu, mình, tú chi, ruột, gan, phèo, phổi đều là đề tài thơ cho chàng (xem "Ruột đau chín khúc"). Hầu như chàng "giỡn" với gái để được "đau" vì gái. Làm thơ cho gái, tả về gái, hạnh phúc của chàng ở đấy chăng? Gái có yêu chàng không, không rõ, vì chẳng có bài nào với giọng bông đùa nghịch ngợm nầy cho biết. Cô gái nào tắm nắng, phơi mưa cũng đem đến cho chàng những rạo rực, những ước mơ để không được yêu thì đem vào mộng, sống với hình ảnh cô gái trong mộng mà than cho mình. - Phải em Hồ ly tinh Không? Sao ta lại trở mình thâu đêm Trong mơ em trắng dáng mềm Về phơ phất hạ, ta rêm mình nằm Ta nào đâu phải Đường tăng Lòng chay tịnh trước dáng thân ngọc ngà Ta, tên ngoại đạo tà ma Tu không chánh quả, tại là…em thôi
Na em không nổi ngoài đời Thì trong giấc mộng miệt mài tìm em Cơ duyên ơi hỡi nỗi niềm Lời hăm dọa không dịu dàng 1/98 (Ruột đau chín khúc) Những hình cong "vuông tròn", những "thơm lừng" của gái từ tóc, từ đầu, tư ømôi, từ mắt đến tận ngực, tân bụng, tận mông, tận chân tay của gái như luôn luôn theo chàng, ám ảnh chàng để chàng "hít", chàng "ngửi", để trở thành mơ, thành mộng, để đêm đêm "đợi khuya tàn bắt sống những chiêm bao", chiêm bao đẹp chứ không não nùng như trong các truyện của chàng. Nhưng có điều cần để ý : cái "mê gái" với lời thơ ngang bướng, ngông nghênh, đôi khi "thô bạo" đó có mang chở những gì ẩn khuất bên trong chăng? Điều nầy nằm trong "dòng thơ thứ hai" của chàng. b) Thơ tình đớn đau, buồn đẹp: Nếu trong các bài thơ "mê gái" nói trên, lời thơ nghịch ngợm, bông đùa, "diễu cợt" thì trong dòng thơ thư hai nầy, lời thơ mượt mà, trôi chảy, dịu ngọt, hình ảnh sinh động ru ta vào những buồn đau, tê tái của nỗi lòng chàng dù đôi khi vẫn còn cái "tinh nghịch" đáng yêu. Cũng như nhiều hình ảnh tân kỳ không kém. 1) Trước hết là những hờn đau về vận nước: Bài thơ "Ruột đau chín khúc" (cũng là nhan đề thi tập) là câu truyện kể bằng thơ về những "đoạn trường" của đời chàng. Sự việc trong bài thơ phần nào giống với ít nhiều nội dung trong truyện "Lá rụng về cội" nơi tác phẫm "Đợi khuya tàn bắt sống một chiêm bao". Bài thơ được ghi là "Tặng Lê Thu Ba (vợ chàng) để cùng nhớ mãi Dương Lục Bình đứa con đầu bạc phước được cưu mang trong cơn hấp hối của đất nước và chết trong khổ não bần cùng". Bài thơ gồm chín đoạn, mỗi đoạn nói lên một niềm đau của chàng. Đổi về thị trấn Bình Khê, chàng quen một cô gái rồi hai người yêu nhau: "Tôi cưới em trong cơn bão lửa, Chấp cuộc đời mấy độ thê lương". Chàng lại phải ra đơn vị giữa lúc "Giặc tràn về cày nát Phú Phong, Qui Nhơn thành tuyến đầu máu lửa". Buổi chia ly thảm đạm rưng rứt buồn đau nhưng biết sao "…chiến tranh là vậy, Nợ tang bồng phải trả cho xong". Nơi chiến trận, "tay ghì súng nhìn đời cô quạnh, Tự nhủ lòng mai nầy còn sống, Đi tìm em giữ vẹn sất son". Chiến tranh tàn,"Kẻ thất trân làm người sống sót, Chân bước qua xác người chồng chất,Trắng hai tay hụt hẫng tương lai". Chàng đi tìm nàng thân xác tả tơi rồi "Biển thổi giạt tôi lên Phú Quốc, Cánh lục bình câm lặng đìu hiu" ("cánh lục bình", ám chỉ nàng). Cuối tháng tư, giữa lúc "Sài Gòn đang vào cơn hấp hối", chàng gặp lại nàng. Nàng bảo đứa con sắp sửa chào đời", có lẽ do tình cảnh đất nước ngửa nghiêng và để nhớ ngày nào hai người cùng nhìn cánh hoa lục bình trên dòng nước tại Bình Khê nên đặt tên con là "Dương Thị Lục Bình" : "Hoa lục bình: sắc tím quê hương". Rồi chàng bị giặc bắt vào trại "cải tạo" "Tôi vào tù trả nợ tiền khiên, Miền đất khổ, em làm cô phụ", "Ngồi ru con để đợi người về". Đứa con sinh ra, không biết mặt cha giữa cảnh mẹ vất vả thiếu hụt đủ mọi bề : "Củ khoai mì không là cổ tích, Bởi thượng đế không là có thật, Nên nhân gian chịu cảnh đọa đày". Qua bao năm, đứa con kiệt sức "Giơ hai tay rơi vào huyền sử, Con đầu hàng chối bỏ cuộc chơi" trong lúc chàng biền biệt nơi xa, ngày đêm "Buổi lao công mài thơ trên đá, Chân bé bỏng con tôi đạp ngã, Tảng đá thù, đè nặng tâm can". Nỗi hận nước, hận nhà bị kẻ thù làm đày đọa điêu linh buốt thắt con tim tù nhân phải trải chịu những đòn thù tàn bạo : "Đừng bao giờ hỏi tôi tại sao? Trong con tim chứa đầy thống hận, -Tôi người lính tự do/nhân bản, Bị loài người cưỡng đoạt từ tâm". Sáu năm trôi qua, được: "Bầy sói lang nợi đời thanh thỏa, Canh bạc lường ăn thua đã đủ, Thấm ba đời di hận thấu xương, Liệng tôi ra tơi tớt bầm mình, Kẻ chiến thắng reo cười hả dạ,….Mảnh vá vai mảnh vá trên lưng, Aùo tôi vá nhiều màu sặc sỡ, Trên đầu tôi mảnh cờ màu đỏ, Đít quần tôi mành vá màu đen". Bài thơ làm cuối năm 1997 taị Mỹ. Bài thơ chỉ thuật lại sự thực, việc thực, không trau chuốt, văn hoa, nói lên nỗi thống hận của chàng trước vận nước, cảnh nhà. Nỗi uất ức lớn lao nhất của chàng là "-Tôi người lính tự do/nhân bản Bị loài người cưỡng đoạt từ tâm". "Loài người", nơi đây, không riêng kẻ thù tàn bạo mà có lẽ, nhà thơ ám chỉ cả những lọc lừa dối trá của bao kẻ "địch, thù, ta bạn" đã ép buộc cả phần dân tộc Miền Nam phải gánh chịu cảnh rã ngũ, bại hàng đớn đau, nghiệt ngã. Người chiến sĩ tranh đấu cho lẽ sống còn của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân được sống trong tự do, hòa bình, no đủ đã phải cam đành thất bại thảm thương rồi phải nhận lảnh bao đòn thù man rợ cho chí trai và lý tưởng của mình, làm sao không thống hận, tủi buồn? Chàng không quên được những thống hận đó, luôn thấy mình như con ốc mang nặng trên lưng còng cả quá khứ đớn đau của dân tộc, của đất nước, quê hương (xem truyện ngắn "chiếc lá" được tóm tắt phía trên). "Cánh hoa tím lục bình" là cả một kỷ niệm không quên, một kỷ niệm đẹp nhưng đau buồn. Một ngày năm 2000, chợt thấy màu hoa xưa, ngừng xe trên xa lộ, lội xuống nước, vớt vòng hoa "Rồi ngước mắt nhìn về phía trời xa lặng lẽ…" nhớ lại ngày nào chàng lên đường "Quê hương rơi vào tay giặc, Cô gái mỗi ngày nhìn theo con nước, Dõi mắt trông tìm vòng hoa tím ngày xưa" trong lúc "Người cảnh sát không cùng màu da hú còi ngừng lại, Rất thản nhiên tặng gã một ticket màu vàng" (một chuyện tình thường gặp).. Chàng không quên hình ảnh cô gái 17 tuổi cùng tù. (tên Vũ Thị Tố Loan, theo lơi ghi dưới nhan dàề bài thơ). Chiếc xe Trung Cọng với gã công an vũ khí Liên Xô "Báng súng đẩy em vào cánh cổng, Bài học đầu : độc lập tự do,…Em mười bảy tóc dài rối tủa Đi chân trần còng Mỹ cùm tay". Lời thơ tả cảnh em bé vào tù sao nghe ra thê thảm, không hiểu tác giả có dụng ý nào không hay chính hiện thực là vậy: Em bé Việt Nam cùm tay bỡi "còng Mỹ", được chở trên xe Trung cọng, tên Công an Việt Nam Cọng sản với vũ khí Liên Xô đẩy vào trại tù, học bài học đầu tiên "độc lập tự do", sao "hài hước" lạ kỳ đến thế? Cả ba nước lớn Cọng sản và Tư bản cùng về hùa với Cọng sản Việt Nam đày đọa một bé gái Việt Nam?"Tiếng giục thét hét hô thịnh nộ, Giương mắt nai em ngơ ngác nhìn, Trên khuôn mặt còn thơm sách vở Rừng lắc đầu bất lực quay lưng". Bài thơ khá hay gây xúc động, đau thương nói lên những trân tráo giả hình của bao thế lực bạo cuồng đồng lõa với Cọng sản Việt Nam xéo dày đất nước chúng ta. Cái "độc lập Tự do" của Việt Nam dưới mắt Cọng sản và Tư bản là như thế sao? Sự việc bé nhỏ nhưng sức mạnh tố cáo lớn lao: -…Trách lịch sử quay lưng khiếp nhược Trách con người biển lận từ tâm Hay trách em sinh lầm đất nước đầy oán cừu, ngụy trá, nhân danh ….. Vòng rào đó em phơi chiếc áo Nắng đâm qua những lổ rách buồn Ai cào xé mảnh tình đất nước? Gửi sang em vá nõi đau chung
Xưa chiếc áo tù nhân em vá Đậy dậy thì che buổi lao cung Aùo con gái đụp đùm trăm ngã Lớn em từng mũi chỉ đường kim
Xưa họng súng, gông cùm, xiềng xích Em tù nhân, tôi tù tàn binh Thân cá chậu, chim lồng, vong quốc Chưa một lần dám ngỏ tình riêng
Nay trôi em biệt vô âm tín Mảng tình tôi dấu kỹ đáy lòng Chiều thất tán, run bàn tay vịn Tháng năm xưa. Khuấy lại núi rừng Còn mãi một buổi chiều trong tôi (Ruột đau chín khúc) Một bé nhỏ, một cảnh đời, một bài thơ. Có thảm cảnh nào hơn, có man rợ nào hơn, có bi đát nào hơn và có một "đồng lõa" nào hơn của bao kẻ ác phũ phàng vùi giập một bé thơ nước Việt, một gái thơ trong trắng hồn nhiên ?. Oâi Việt Nam! Lịch sử Người ra sao mà oan nghiệt chất chồng ngay lên đầu những búp măng non tóc xanh chưa kín mái đầu để phải rụi tàn trong nghiệt ngã. Bài thơ là bản án tố cáo bạo tàn. Xin hãy hình dung cảnh đó để tràn dâng xúc động, tràn dâng oán hờn, tràn dâng khóc thương cho bé gái, khóc thương cho chính mình, cho Việt Nam bị dồn vào khổ nạn, tang thương. Grenoble (France) 22/11/2003 Nguyễn Thùy
|
|
luận thơ |
|