vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  thi luận



 

 

 

PHƯƠNG TRÌNH VIỆT NAM – ẨN SỐ MỸ
 
"đợi khuya tàn bắt sống một chiêm bao": 
"Ruột đau chín khúc" :
một khoảng trời thơ truyện đau, nhức, nhớ, ngông?  

   
Nguyễn Thùy

 

          Hai  bài "Thơ gửi Bắc Kỳ" "Thơ gửi Nam Kỳ" bóng gió nói lên hình ảnh cuộc chiến phũ phàng cùng niềm đau, nỗi xót Quê hương qua hình ảnh thân phận mình. "Bắc Kỳ em. Khuôn mặt trái xoan", "Bắc Kỳ em. Đôi mắt màu thủy tinh", miền đất nước đẹp đẽ ấy sao bây giờ "Trút nưóc xuống trần gian gây cơn lụt, Ta tai ương lạng quạng bị nhấn chìm,…Hai con mắt mở to như cửa ngục, Ta cam tâm tình nguyện bước vô tù". Bắc Kỳ đẹp quá, sao giờ nầy không còn nét hồn nhiên trong trắng thưở nao xưa mà giờ đây trát lên người bao son phấn điêu ngoa, miệng lưỡi "ngọt ngào" những ca dao tình tự mà thật ra : "Bắc Kỳ em. Có thoa mật lên môi? Sao ngọt sớt bén còn hơn dao bén, Ta con ruồi đánh hơi quanh miệng chén, Em lia dao chặt nhiều phát té nhào". Giờ đây, nơi xứ lạ, ôn lại cuộc tình non nước, nhà thơ ngậm ngùi trách hờn một nửa miền đất nước đã đưa cả vùng trời đất quê hương vào oan nghiệp, "kẻ Bắc người Nam" vẫn luôn cách biệt đôi bờ giới tuyến, dẫu cùng quê hương nhưng vẫn cách đôi miền, dẫu cùng đồng hương nhưng  không cùng "ngôn ngữ" nước:

                                                 -…Đêm dẫn Bắc Kỳ đi thăm chiêm bao

                                                  Theo dấu thơ lần về nơi tiền kiếp

                                                  Em có thấy bên dòng sông oan nghiệp

                                                  Hai người ngồi chóc ngóc ở hai bên?

                                                                                 Thơ gời Bắc Kỳ (Đợi khuya tàn…)

          Và "Em", Nam Kỳ, em yêu tôi làm gì, em ban chi cho tôi nụ cười, em "lay chi lòng quá khứ", em "trầm luân gì dòng cảm xúc", em sao "làm nắng hườm nỗi đợi" , em sao "biến tôi thành trẻ nhỏ, Để tôi mơ đủ thứ chuyện trên đời", em sao "giọng Nam Kỳ ngọt lịm, Để cà phê tôi quên lửng bỏ đường"? Vâng, Em, Nam Kỳ ơi, nửa phần giang sơn còn lại, nửa phần đất nước nên thơ, em "đẹp" làm gì để bắt tôi phải "Đêm hái gió tôi đan thành chiếc áo, Đắp lên người em một nửa mảnh trăng" , để "Đào chiếc hố trong hồn em phục kích, Đợi khuya tàn bắt sống một chiêm bao", để tôi "Mơ thân thể thơm mùi hương khám phá, Chạy săn tìm như con chó đánh hơi" "cà phê tôi quên lửng bỏ đường, Làm lưỡi đắng chạy tìm răng núp trốn, Có miệng mà chỉ nói được lời câm" (Thơ gởi Nam Kỳ). Em đẹp, em yêu tôi và tôi yêu em, nhưng sao trớ trêu. Tình chúng ta lỡ làng, vì đâu? Oâi Em, giờ đây, không riêng tôi mà cả Em, cả Em "Có miệng mà chỉ nói được lời câm" . Nỗi đau buồn cho đất nước được gởi vào lời thơ qua những hình ảnh vừa gợi hình vừa ít nhiều tượng trưng, siêu thực. Bao bài khác, cũng mang tính cách "tượng trưng, siêu thực" đó diễn tả nỗi buồn đau chất ngất về tình nhà, cảnh nước mượn qua hình ảnh lung linh một người tình nào đó.                                                                                                 

          Niềm đau cho đất nước càng đậm màu tê tái trong từng ngày lủi thủi tha hương. "Khu chung cư căn phòng ẩm chật, Gã đàn ông đến từ Việt Nam, Có con gián là dân bản gốc, Có ban ngày và có cả ban đêm" (Thế giới nầy nào của riêng ai? – Đợi khuya tàn…). Thời gian, không gian nào có vắng nơi đây lại có cả người và vật xứ người bầu bạn, chia nhau cuộc sống thường ngày nhưng cái "thế giới hiện thực" nầy chỉ gợi cho chàng cái thế giới lãng đãng mù sương trong ký ức. Sống trong hiện tại mà tâm tư chàng luôn "chiêm bao" những gì của tháng ngày qua. Cái thế giới của chàng không là hiện thực nầy mà lãng đãng, heo hút  đâu xa. Mỗi một việc làm, mỗi một ngày qua nơi đây như một hiện tại rơi vào quá khứ để chồng chất thêm éoan khiên" lên lưng còng con ốc mang nặng quá khứ buồn đau của dân tộc:

                                                 -Hắn mổi sáng nấu tô mì gói

                                                  Đun cà phê trên ngọn lửa buồn

                                                  Múc muỗng đường pha bằng ký ức

                                                  Quậy tháng ngày, tiếng muỗng loong coong

 

                                                  Nâng tách hớp cô đơn từng ngụm

                                                  Uống nỗi nhà tăm cá bóng chim

                                                  Đôi đủa gắp cọng mì đất nước

                                                  Nhai điểm tâm trợn trạo nỗi buồn

 

                                                 Con gián chia cọng mì rơi vải

                                                 Như một phần thân thể Việt Nam…

                                                             Thế giới nầy nào của riêng ai? – (Đợi khuya tàn…)

          Chiếc giường nệm xứ Mỹ êm ấm lắm thế mà cũng "cọt kẹt kêu đau"  vì những trở trăn của "hắn" (gã đàn ông Việt Nam) từng lúc "Uống không cạn, uống hoài nước mắt, Tháng ngày qua lặng lẽ bạc đầu", Con gián đứng nhìn từ kẹt cửa, Lắng im chia những tiếng thở dài, Phòng ẳm chật ngăn hai thế giới, Thế giới nào là của riêng ai?". Chàng đi tìm một thế giới cho mình nhưng, than ôi, cái thế giới đó có về, có "sống" lại nơi chàng thì chỉ là một thế giới sầu đau khắc khoảỉ, cái "nỗi nhà tăm cá bóng chim" còn hằn ấn tích nơi tâm hồn, da thịt: "Xuân khều động vết thương nưng mủ, Cục bông gòn nhúng lên lịch sử, Vết bầy nhầy không kéo da non; Quê nhà tôi bên kia đại dương, Cách bên nầy một bờ biển động, Vành biển máu một thời tang trắng, Phủ lãng quên trên những oan hồn". Cái thế giới bên kia bờ biển động khiến chàng hụt hẫng nơi đây:

                                                 -Đêm xuân này đứng ở khoảng không

                                                  Không gia cư cũng không tổ quốc

                                                  Đứng tứ trụ hai chân bám chặt

                                                  Đội trên đầu nửa mảng trời xa

 

                                                  Đêm dật dờ như một thây ma

                                                  Hả họng hú tiếng gào thăm thẳm

                                                  vào vũ trụ. Vọng lời im lặng

                                                  Có còn ai nghe một lời gào?

          Người bản xứ nghe tiếng gào nhưng nào hiểu vì sao hay cho rằng nào được gì với những gào thét loạn cuồng: "Còn. Còn đây con gián lêu bêu, Trố ngạc nhiên vào lời hắn hét, Oâi! Chữ nghĩa hiển nhiên hắn thật, Nhưng được gì? Hỡi những lời thơ? (Thế giới nầy nào của riêng ai?). Bài thơ là cả lời thống hận cho mình và cho cả nước non.

          Nỗi thống hận nơi chàng không chỉ trút về phía người Cộng sản đã tàn phá non sông, đất nước mà hầu như còn trút vào cả mối tình "Mỹ-Việt" một thời "ái ân" để rồi gây nên tang thương cho dân tộc và cho chàng, cho bao kẻ như chàng. Bài thơ "Chào Boston"  bóng gió, kín đáo nói lên điều đó. Mượn hình ảnh thành phố Boston và cô nàng gái Mỹ, từ trên  phi cơ từ giả, chàng chào cả hai, nói lên nỗi niềm yêu thương trong sầu khổ, đớn đau "Vĩnh biệt em ngôi đền trong trí nhớ" :

                                                 - Cổng phi trường

                                                  bước chân ta dài hơn năm tháng

                                                  Em Mỹ trắng nhỏng nha nhỏng nhảnh

                                                  Định đá lông nheo lại ngại thấp hơn cái đầu

                                                  Cột giùm ta đuôi tóc huyền vén cao

                                                  Gió nổi cơn lùa vào cổ áo

                                                  Ta không tin em một đời ẩn số

                                                  Để ta luôn là những phương trình

                                                  ….

                                                  Đêm vá rượu vào thơ Hoàng Lộc

                                                  Em xỏ trôn ta say khướt suốt đêm tìm

                                                  Tình hỡi tình!

                                                  "Mồ tổ cha em"

                                                  Yêu thiệt khổ lại thích đâm đầu vào khổ

                                                  (Ta vẵn nghĩ ta không trí trá

                                                  Cái khổ nầy gây bởi từ em)

                                                                         Chào Boston (Đợi khuya tàn…)

          Bài thơ tình nhưng mang chở những ẩn ý xa xôi. Không dám "đá lông nheo" cô gái Mỹ vì thấy mình thấp nhỏ hơn cô, cái "mặc cảm dân tộc nhược tiểu" nào có thể đòi hỏi kẻ "cường quốc" thật lòng thật dạ chiếu cố đến mình. Nhưng "Ta không tin em một đời ẩn số Để ta luôn là những phương trình" . Lời thơ bóng gió nói lên gì? Có thể nào sau tháng ngày trằn trọc vể những điêu tàn của quê hương và phận mình, Quan Dương  băn khoăn suy nghĩ về những "bí ẩn" nào đó trong cuộc chiến Việt Nam hai mươi năm lẻ? Và từ tâm trạng đớn đau, từ trong tiềm thức, bất chợt, chàng nhìn ra "Việt Nam là một phương trình mang chứa cái ẩn số do  Hoa Kỳ đặt vào". Aån số của Hoa Kỳ nơi phương trình Việt Nam là ý đồ, là quyền lợi của Mỹ, là an ninh của Hoa Kỳ và thế giới, là Tự do, Hòa bình, là cái "chiến lược toàn cầu" của đệ nhất siêu cường thế giới. Cái ẩn số đó, dưới mắt Cọng sản là "thực dân mới", là "đế quốc xâm lược"; dưới mắt các kẻ "phản chiến" và "thế giới" là "cuộc chiến nhơ bẩn". Nhưng với nhân dân Miền Nam, là gì? Có phải cái "đồng minh bảo vệ tự do", cáøi "tiền đồn của thế giới tự do chống Cọng sản"? Có thể như thế trước đây nhưng rồi!!!…"Phương trình Việt Nam" thay dổi theo từng giai đoạn chiến thuật, chiến lược của Hoa Kỳ: tiến công, be bời, đàm phán, "Việt Nam hóa chiến tranh" , di tản chiến thuật và cuối cùng "rút bỏ". "Phương trình Việt Nam" hữu nghiệm hay vô nghiệm cho Hoa Kỳ? Đến nay, từ ngày 30/04/75, phương trình  đã chứng tỏ ra là "hữu nghiệm" với "nghiệm số kép" nhưng, than ôi lại là "nghiệm số âm", âm cho Mỹ, âm cả cho phần dân tộc Việt Nam Miền Nam. Cái "nghiệm số âm" đối với Hoa Kỳ là sự cam nhận chịu "thất bại"; cái "nghiệm số âm" đới với nhân dân Miền Nam là sự "cưỡng ép phải nhận chịu bại hàng" để rồi sau đó oan khiên trùm lên toàn đất nước và nhân dân miền nầy, tiếp theo sau  đó là những gì do bên "chiến thắng" gây ra lại phủ trùm oan khiên lên cả nước. Do đâu phương trình lại có nghiệm số âm? Do từ "Đồng minh cờ giủ cuộc, Nửa sơn hà nghịch lũ cuốn trôi phăng" (thơ Song Nhị), do từ "Nước cờ chiến lược thí xe…, Lật trang sử, trở bàn tay, tình chắp nghĩa vá từ nay xin chào" (NT&TMX) để đưa đến tình trạng "phản bội" trắng trợn, bất chấp tình nghĩa, đạo đức, bất chấp mọi cam kết thủy chung: "Ta vẫn nghĩ ta không trí trá, Cái khổ nầy gây bỡi từ em", Quan Dương  nghĩ đúng như thế. Cọng sản, những lớp người phản chiến, cả một số nước Tây Aâu  và một số nước khác  vui mừng, reo vui cái "nghiệm số âm" đó đối với Hoa Kỳ; không ai chịu nhìn và đau cho cái "nghiệm số âm" đó đối với nhân dân Miền Nam. Vì sao? Vì rằng  -gát qua bên phía người Cọng sản- các quốc gia Tây Aâu đặc biệt là Pháp cùng số người phản chiến, vì quyền lợi riêng tư, vì mặc cảm thua thiệt với Mỹ, vì cái "nhân đạo" nửa vời, cái nhân đạo giả vờ, chỉ nhìn cuộc chiến Việt Nam, nhìn lịch sử theo những biến cố, theo tình hình thời sự và theo cái nhìn phiến diện, chủ quan của mình, nhìn lịch sử bằng "con mắt" chứ không nhìn lịch sử bằng tấm lòng, bằng thứ trí tuệ vượt lên trên thực tại. Do đó, họ chỉ nhìn thấy sự "cuốn gói, tháo chạy" của Hoa Kỳ mà không nhìn ra cái đau thương của Miền Nam Việt Nam –của cả dân tộc Việt Nam- do phản bội của Hoa Kỳ. Đến nay hầu như vẫn còn như thế. Chỉ khi nào, thế giới, mọi người chịu nhìn ra cái "nghiệm số âm" nơi "ẩn số" của Hoa Kỳ đặt vào "phương trình Việt Nam" để nhìn ra sự "phản bội" có dụng ý của Hoa Kỳ, lúc đó lương tri con người mới thực sự phục hồi nơi họ để có cái nhìn chân thực, xác đáng về cuộc chiến đấu tự vệ của nhân dân Miền Nam, một phần của dân tộc "nhược tiểu" trước cuộc xâm lăng khổng lồ của cả thế giới Cọng sản lúc bấy giờ. Cả thế giới, cả chính Hoa Kỳ –cho đến bây giờ- cũng không chịu hoặc không muốn  nhìn ra cái "nghiệm số âm" đó đối với Việt Nam Chỉ riêng nhân dân Miền Nam –có thể bây giờ cả nước, nhất là giới trí thức và Văn nghệ sĩ- mới nhìn ra do từ những gì Cọng sản gây ra cho cả nước sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam Thực ra, trên bình diện cao hơn, cái "ẩn số" của phương trình Việt Nam còn do từ dòng sử mệnh của Việt Nam cùng sử mệnh của Hoa Kỳ, nói chung sử mệnh của nhân loại mượn địa bàn Việt Nam để thể hiện. Cuộc tình "Mỹ-Việt" là một "cuộc tình nghiệp dĩ", theo người viết (nhưng không dài dòng nói nơi đây) vì không một dân tộc nào trên thế giới làm nhức nhối Hoa Kỳ và lịch sử Hoa Kỳ bằng Việt Nam, dù là Cọng sản hay Quốc gia, đến nay tình trạng "nhức nhối" đó vẫn còn đang tiếp diễn  và ngược lại cũng không một quốc gia nào làm "nhức nhối Việt Nam" –cả Quốc gia, cả Cọng sản- bằng Hoa Kỳ. Có thể nào Quan Dương, do một ý nghĩ mơ hồ, xa xôi nào đã "ứng" vào hồn thơ anh để có thể viết: "Ta không tin em một đời ẩn số,  Để ta luôn  là những  phương  trình". Em –Hoa Kỳ- không thể suốt  đời "ẩn số"; đến nay, có thể Hoa Kỳ không còn là ẩn số và Việt Nam sẽ không còn là phương trình vô nghiệm hay "hữu nghiệm âm" cho Hoa Kỳ và cho Việt Nam nữa (xin không đi vào thời sự và Đạo học để chứng minh). Khuynh hướng "toàn cầu hóa kinh tế", "Dân chủ hóa toàn cầu" cùng "Nhân bản hóa" mọi thể chế, mọi chủ trương, chính sách có thể làm thay đổi cái "ẩn số" của Hoa Kỳ không như trước đây đem gắn vào cho "phương trình Việt Nam". Bài thơ tình nhưng ý thơ đáng cho chúng ta trầm tư, suy nghĩ. Không rõ Quan Dương có dụng ý vừa nói đó không. Có lẽ cũng trong ý đó, mượn tên, địa danh và đặc thù của vùng New Orleans, Hoa Kỳ(những chỗ có dấu * trong bài thơ), Quan Dương  nói lên "tình nghĩa" của xứ "văn minh" :

                                                 _                             Cầu đu dưới cổ con cò*

                                                                 Có em nhảy vú trên lề Bourbon*

                                                                    Khoanh nhau chưa ắm chỗ nằm

                                                    Đành tâm hất ngược chử Tòng mang theo

                                                 ……..

                                                                     Chiếc cầu dang nắng đầu trần*     

                                                          Hai mươi bốn dặm phơi thân giữa hồ*

                                                                         Bãi nằm. Sóng dập. Triều xô

                                                               Qua cầu quên nhịp là đồ…mỹ nhân

                                                                   Vài đoản khúc về New Orleans (Ruột đau chín khúc)  

         "Qua cầu quên nhịp", phải chăng tác giả ám chỉ sự phản bội của Hoa Kỳ đối với nhân dân và chế độ VNCH Miền Nam Việt Nam?  Xin không giải thích bài thơ. Chỉ xin chú thích: "mỹ nhân" là "người đẹp" nhưng nơi đây là "người Mỹ".

          2/- Nỗi buồn thân phận ly hương và cảnh đời nơi hải ngoại: Nỗi thống hận tủi buồn miên man theo Quan Dương. Nơi xứ người, từng ngày qua là từng ngày vô vị, mỗi ngày qua là một ngày "giả sống" để chất chồng thêm quá khứ bi thương lên lưng còng "con ốc dân tộc". "Cong lưng cái xác vô hồn, Vọc xà bong Mỹ thử thơm cỡ nào? …Cục xà bong Mỹ múa may, Chà sao sạch được tháng ngày buồn tênh, Cọ kỳ ngồi xuống đứng lên, Còn nguyên vết nhục tênh hênh vời đời" (Đi tắm – Đợi khuya tàn…); "Tháng tư đem bệnh u hoài, Cọng cùng hiện tại, chia hai: nỗi buồn. Số thành: các xác trống trơn, lêu bêu đất Mỹ thả hồn Việt Nam"(Tháng tư – Đợi khuya tàn…). Vết thẹo đời lúc ra khỏi tù vì mất nước bám riết theo tấm thân còm cõi, rũ tàn: "Năm nâm tám tháng mười ngày, Nợ đời vừa trả cho bầy sói lang,…Núi sông giờ đã biển dâu, Hồn ta vết thẹo thiên thu không nhòa" (Không đề – Đợi khuya tàn…)

          Chuổi ngày nơi đất Mỹ không để được sống an nhàn, sung túc mà để được "tự do" sống với quá khứ buồn đau. Bài "Màn kịch câm" (Ruột đau chín khúc)  cho thấy cuộc sống của gia đình chàng. Ngày ngày đi làm với chiếc xe tồi tàn, Quan Dương lúc nào cũng "Nỗi nhớ tênh hênh nằm trước mặt,..Mỗi sáng lái xe mò đến sở, Mỗi trưa đi tiểu giờ break time, Nỗi nhớ đu theo như đòi nợ, ray ráy rùng mình mỗi sớ gân,…Nỗi nhớ phải chăng là định mệnh, Đã khiến cho em lạc chốn nầy, để thơ ta té vô huyền nhiệm, tuôn chảy toàn lời không giống ai" (Nỗi nhớ – Đợi khuya tàn…).  Quan Dương luôn sống với quá khứ, quá khứ không buông chàng, chàng cũng không buông quá khứ. Cuộc sống bây giờ chỉ là "sống giả" hay chỉ là "giả sống" cùng thiên hạ. Cái "sống thực" của chàng chính là "sống với quá khứ", sống với bao thống hận, tủi buồn của nước. Ngày "Đi chợ Tết" cùng vợ, nhìn thiên hạ "Hồn chợt ngang xương nỗi nhớ nhà"; hình ảnh mẹ cha cơ cực  "Oáng quần mẹ xắn ngang đầu gối, Bùn đất ngậm sầu mấy ngón chân"  và "Cha trở trăn theo tiếng thở dài", (xem thêm bài "Kể chuyện về Má tôi", bài thơ cuối thi tập "Ruột đau chín khúc"), buồn lắm chỉ vì nơi đây "miếng ăn đất khách bán dư thừa" nhưng lại "thiếu miếng ân tình còn ướt lệ, mua về ướp lại giấc mơ xưa, thưở giấc mơ chưa sà xuống thấp, trời cao chỉ một với ngang đầu,…"(Đi chợ Tết – Đợi khuya tàn…). Giấc mơ đấu tranh cho nước đẹp, nhà vui không thực hiện được vì phải "rã ngũ" đớn đau, nhìn cảnh xứ người càng thêm đau thắt. Nhìn lại quê hương rách nát dưới chế độ bạo tàn, lại còn bán đứng một mảnh giang san cho ngoại bang,  ngày bạn hữu gặp nhau, mặt buồn rười rượi, hỏi nhau có phải "nhớ nhà", tất cả "Bạn cũng như ta ngọng câu trả lời, Ai bảo ngày xưa không giữ nước, Bây giờ trách. Biết trách ai đây?…Đất nhức mình. Bạn. Ta. Nhức mẩy, Nước Việt Nam từ Nam Quan đến Cà Mau, Điều dễ hiểu người cố tình không hiểu, Bạn và ta từ thua tới thua…(Sáng mồng một ở quán cà phê – Đợi khuya tàn…). "Thua tới thua", "thua" vì dã mất nửa nước về tay ngưới Cọng sản đồng hương, nay lại thêm "thua" vì mất thêm phần đất nước về tay Cọng sản ngoại bang. Ngày Sinh nhật "Đã đến lúc ngồi một mình đếm tuổi", càng già thêm trong nỗi nhớ không nguôi: "Mở từng cánh cửa trong ngăn trí nhớ, Cánh cửa tương lai ổ khóa mất chìa, Ta mở cửa vào căn nhà quá khứ, Thấy ta ngồi chờ hai con mắt đỏ hoe" (Sinh nhật – Đợi khuya tàn…). Nơi nầy, cuộc sống có "phong lưu" thời gian không làm cho người bệ rạc mà chính vết đòn lịch sử đã khiến mình teo tóp, già nua : "Hắn hất cằm hỏi thằng trong gương":

                                                 -Mày ở đâu làm gì đứng đó?

                                                  Hai con mắt?  Tại sao trõm sâu thò lõ?

                                                  Giống như thằng bại trận ở Việt Nam?

                                                  …

                                                  Hắn cô quạnh như chiếc xe phế thải

                                                  Chiếc búa thời gian

                                                  Đập nhừ đòn lịch sử

                                                  Nằm trên đe hắn móp cả mặt mày

                                                  Cái thằng trong gương

                                                  đúng là không giống ai      

                                                  Thiệt dễ đục

                                                  Mất quê hương

                                                  trăm ngàn mối nhục

                                                  Cái mặt trơ trơ giữa cuộc sống

                                                  Hèn…..

                                                                 Lời vô ngôn (Đợi khuya tàn…)

          Không buồn vì xa xứ mà buồn vì mất quê hương. Mỗi ngày 30/04 là mỗi lần tủi nhục, nghĩ đến phường chiến thắng liên hoan, nghĩ đến những người chiến bại giờ đây lo mua bán hư danh, Quan Dương, người chiến sĩ một thời oanh liệt đấu tranh hiến mình cho đất nước cũng "kỷ niệm" ngày nầy với bao tê tái não lòng -.."Đếm thử xem ta còn tích lũy Bao nhiêu trăn trối để gào tru, Bài học xảo ngôn đời đã dạy, Ta gào tru cho đỡ nhục hèn ngu ":

                                                 -…     Nước Mỹ bày ta trò thực dụng

                                                        Cân đo mua bán lưựng nhân từ

                                                  Chút cổ phần chia xương máu bụm      

                                                        Để dành cúng giỗ mỗi tháng tư

                                                   ….

                                                          Tề tựu về đây cùng nhảy múa 

                                                         Hồn ở đầu non xác cuối nguồn

                                              Kẻ thắng trận dọn mâm bày mạo ngữ        

                                                     Người thua bám đủa gắp hư danh

                                                 

                                                             Ai cũng có phần vui hết biết

                                                           Nhớ chi cái thưở sống lưu đày

                                                          Lê lết nửa đời thân vong quốc

                                                   Còn gì? Ngoài một nhúm tàn thây

                                                                     …Sau 23 năm (Ruột đau chín khúc)

          Lời thơ như cái tát vào mặt mình, vào mặt những ai quên đi nhục nước, vào cả số người huênh hoang chiên thắng mà không thấy máu xương dân tộc tan nát, tả tơi vì cái "vinh quang" hão huyền , ma mị đưa đất nước đến điêu tàn thê thảm. Đau cho quê hương, hận buồn cảnh nước mất, Quan Dương tự than thở với mình : "Hoà bao giọt nước mắt rơi Vào nhân sinh,  đủ mặn lời núi sông Cần bao nhiêu giọt từ tâm?  Uống cho tan được vết bầm quê hương"  để rồi ngậm ngùi:

                                                                               Cúi đầu                         

                                                                           tám hướng

                                                                       mười phương

                                                                      Hỏi trần gian:

                                                        Cõi vô thường là đâu?

                                                   Mà lê thân nửa vòng cầu

                                       Làm tên tục tử bán sầu sinh nhai.

                                                                    Tự thán (Ruột đau chín khúc)

          Những cảnh đời nơi hải ngoại càng khiến thêm khắc khoải. Lời thơ không bi lụy nhưng đầy nỗi niềm than trách mông lung. Chàng nói với chàng, với con chàng nhưng cũng là nói chung cho mọi kẻ.  "Có gì đâu" (Ruột đau chín khúc), bài thơ là lời chán ngán buông xuôi, xem sự thế và đời mình chẳng có nghĩa gì để phải băn khoăn vì tất cả xem ra đều "có gì đâu". Bài thơ gồm 5 đoạn, mỗi đoạn nêu ra một sự việc, một tình huống dẫn về kết luận "có gì đâu":

                                                 -Giả dụ giờ nầy anh còn kẹt lại Việt Nam

                                                                 Thì cũng chỉ là tên cù bơ cù bất

                                                         Thành thử xứ người làm nghề đổ rác

                                                           Nửa cuộc đời chấp vá nửa cuộc đời

                                                                                                       Cũng thế

                                                                                                       Có gì đâu

-                          Giả dụ như  anh có tí thông minh

                                                              Nhanh chân làm kẻ thức thời bỏ chạy

                                                            Quãng tuổi thanh xuân đã không bỏ lỡ

                                                                                                  Giữa các trại tù  

                                                                         Thì giờ nầy anh cũng đã như ai

                                                         No cơm vuốt râu nói ba điều bốn chuyện

                                                                                              trên trời dưới biển

                                                                                                              Cũng thế

                                                                                                             Có gì đâu

                                                                  Giả dụ anh qua đây lúc chưa kịp già

                                                                      Chí thú giờ nầy chắc dư chút đỉnh

                                                                                       Để làm người nhân đức

                                                                                                               Cũng thế

                                                                                                              Có gì đâu

                                                                     Giả dụ như mai nầy anh có chết đi

                                                                                                Em bỏ vào túi rác

                                                                                                        Lén cảnh sát

                                                                                                      Vứt vào thùng

                                                                     Đằng nào cũng thúi thịt tan xương

                                                                                                  trở thành cát bụi

                                                        Giàu nghèo sang hèn cuối cùng chẳng thế

                                                                                                             Có gì đâu

                                                                             Giả dụ như tổ quốc Việt Nam

                                            Đem luộc chia đều cho hai mươi triệu nhà lãnh tụ

                                                               Thì yêu nước sẽ không còn độc quyền

                                                                                                               Có lẽ thế

                                                                                                              Có gì đâu  

                                                    Một trăm điều có một điều anh không giả dụ

                                                                           Một điều chắc rằng em đã thấy

                                                                                            Sống không có lối về

                                                               Thì khi chết oan hồn vứt đâu cũng vậy

                                                                                                               Có gì đâu

                                                                                  Có gì đãu 11/96 (Ruột đau chín khúc)

          Bài thơ là nỗi u hoài trầm mặc về cảnh nổi trôi nơi đất khách cũng là nỗi u hoài về lẽ sống thế gian, nhắc nhở mọi người dù cảnh ngộ nào : bần cùng, sung sướng, giàu sang, quyền uy,…tất cả cũng chỉ là hư huyễn, phù vân, nào "có gì đâu" để khoa trương, hãnh diện hay nức nở, oán than. Nhưng nếu tất cả đều là như thế –cuộc thế phù vân, hư huyễn- thì có cái gì không là "có gì đâu"? Điều nầy, Quan Dương trình bày trong một bài thơ khác.

        Nỗi đau về vận nước càng đậm sâu hơn khi nhìn thề hệ trẻ hôm nay –mượn qua các đứa con chàng- không còn biết gì, nghĩ gì vế quê hương bản gốc. Nhắc thời tuổi nhỏ ngây thơ, nghe lời ca dao của mẹ, với những trò chơi bé bỏng, đơn sơ, ước mơ rất nhỏ, "lũ con nghe kể, lắc đầu không tin"; kể chuyện ngục tù cải tạo "củ khoai mì lót dạ thay cơm, ..ăn đám rau dại bên đường không kịp trổ lá non", bọn trẻ cho là "huyền thoại"; kể chuyện "ngủ giường nêm lại đau lưng nhức mỏi,…Giữa tình người dùng tiền mua nhân nghĩa che thân, Nhớ củ khoai mì thất bát thưở trên rừng, Đồng đội chia nhau nhục vinh đất nước", lũ trẻ con tôi "không hiểu được vì mắc bận chơi game" (Nỗi niềm – Ruột đau chín khúc). Bài thơ buồn  nói lên một sự thực đau lòng trước cảnh con trẻ nơi hải ngoại không còn thiết tha gì về đất nước dân tộc, về quá khứ của cha mẹ, ông bà. Không người Việt Nam yêu nước nào không đau lòng trườc sự việc nầy. Lời thơ không trách cứ lũ trẻ mà chỉ nói lên tâm sự héo hắt buồn đau cuả mình.

          3/-Giữ Cội Nguồn – Xây dựng niềm vui:  Quê hương, đất nước không lúc nào xao lảng trong tâm tư. Nước mất, nhà tan, dân tình đau khổ, nỗi đau sầu quá khứ, Quan Dương nuôi mãi trong lòng, lúc nào cũng sống với quá khứ đó, hầu như quên quá khứ đó là chàng không còn sống dù là "giả sống" hay "sống giả" nơi đây. Dù có được đôi lúc vui nào như "Bàn tay em nằm trong lòng bàn tay tôi không quên, tôi và em rõ ràng đang hội ngộ. Đó là thực giữa cuộc đời trí trá. Đó là mơ giữa cõi sống đời thường. Em đã cho tôi ngửi được một mùi hương…"(Chút lãng mạn bâng quơ – Đợi khuya tàn…- Bài thơ văn xuôi) để rồi"Tôi sợ lỡ ngủ quên em không còn là thực, …sợ ngày hôm nay sẽ trở thành dĩ vãng..Nên tôi thức để cùng ai níu kéo Chút sương trời vừa mới thoáng long lanh". Và bạn "Nếu bạn là người cùng thức trọn đêm thâu. Bạn sẽ hiểu tại sao tôi phải thức?"(Chút lãng mạn bâng quơ).. Giữa bao nhiêu người ngủ vùi trong chăn ấm, nệm êm thì chàng "luôn luôn" thức để canh giữ cái "quá khứ nước mất nhà tan", e rằng quên đi, chàng sẽ không còn được gọi là sống. Nghe tiếng dế nỉ non nơi nước Mỹ, chàng liên tưởng đến con dế bên quê nhà, hình dung tiếng dế như tiếng Đỗ quyên khắc khoải canh hè gọi hồn non nước hồi sinh rồi ngậm ngùi "Chú dế bé con ơi, thôi đừng khóc nữa. Tôi đã ươn hèn từ lúc bỏ nước ra đi" (Tiếng dế – Đợi khuya tàn…- Bài thơ văn xuôi). Tự cho mình ươn hèn, tự cho mình "giả sống" nơi đây, Quan Dương thấy mọi sự, mọi vật không có gì thi vị, vui tươi. Tắm cục xà bong nước Mỹ, uống ly cà phê nước Mỹ, nằm nệm giường nước Mỹ, ăn món ăn nước Mỹ, nghĩ ra "cũng thế, có gì đâu" , sao Quan Dương lại thấy lòng mình trăn trở, đìu hiu? "Bốn bề nhà cửa kín hơi, Ngửi thân thể bốc nặng mùi ngoại nhân" (Cũng là…-Ruột đau chín khúc); "Nuốt xong miếng hamburger, Uống vội lon coke đến giờ lăn thân, Dẫu quê hương chất trong lòng, Cái bụng cũng đã chứa phần ngoại lai" (Cuộc sống – Ruột đau chín khúc). Quan Dương bảo thủ, hủ lâu, Quan Dương không thức thời, không là kẻ tân tiến? Không, chàng vẫn hưởng đủ mọi lối sống "văn minh" nơi nước Mỹ nầy, vẫn đi vào top less, vẫn đi shopping cùng vợ, vẫn mua sắm đủ mọi tiện nghi, vẫn ngày ngày gõ vào key board gởi tình vào không trung đến người em bên kia đại dương hay một người tình không tên vượt bao đường xích đạo (Em E-mail, Em là ai? – Đợi khuya tàn…), vẫn tơ tưởøng nhìn và "yêu thầm" bóng dáng cô giáo Mỹ (hay Việt Nam) trẻ dạy mình tiếng Anh (Gã học trò và cô giáo trẻ – Ruột đauchín khúc, những ngày cắp sách  ở tuổi sắp 50); số tuổi từ 30 đến 50 nào đâu quên mọi hưởng thụ cuộc đời, nhưng tất cả những thứ đó là "sống giả" và chàng "giả sống" với những thứ đó. Cái "sống thật" nơi chàng  là cái "ngày hôm qua": "Ngày hôm qua đâu rồi? Gọi mãi ngày hôm qua" (Tiếng Vọng – Ruột đau chín khúc). Phải "giả sống" trước những cái "sống giả" nầy, chàng hầu như thấy:

                                                 -     Giọt cà phê đen thui

                                                   Rơi. Đựng vào đáy cốc

                                                         Giọt đời tôi như cứt   

                                                   Rơi. Biết đựng vào đâu

                                                   ……

                                                        Trái đất rồi bao năm

                                                     Dư thằng tôi: đống rác

                                                                   Đống rác  (Ruột đau chín khúc)

          Cái <không "có gì đâu">  nơi chàng chính là cái tâm hồn, cái phẫm giá Việt Nam, cái tinh thần truyền thống Việt Nam luôn nặng lòng với đất tổ, quê cha, với nợ nước, tình nhà, với tình dân tộc, đồng bào: "Trên bản đồ không còn đất nước, Nhưng trong lòng tổ quốc muôn năm" (Ruột đau chín khúc). Lạc giữa rừng người trong buổi shopping, sững sờ nhưng chợt biết "Tôi đang có nhân quyển. Tôi đang ở Mỹ":

                                                 -                  Tôi đã đến một nơi từ quá khứ

                                                                     Để đi tìm mua ít món tương lai

                                                    Nước Mỹ bày hàng như thể trong tầm tay                                                       

                                                    …..

                                                              Hàng đặc biệt on sale : nhân nghĩa 

                                                              Dành bán riêng người dư dã từ tâm

                                         Món hàng dùng "rửa mặt" khi trở lại quê hương

                                                   …..

                                                                Giữa nước Mỹ lắm trò y như thiệt

                                                         Có một món hàng tên gọi là nhân đức

                                                               Định mua tặng em rửa bớt hận thù

                                                            Nhưng thiệt lòng tôi không đủ vị tha      

                                                                    Để vá lại mảnh hồn tôi tớt rách

                                                                 Tôi như quả trái mùa đắng nghét

                                                   Nên mua cho em toàn những lời thơ buồn

                                                     Bước lưu đày chân chạm ngõ hoàng hôn                

                                                                      Vẫn còn tin trời cao là có thật

                                                   Chỉ tiếc mái tóc không còn đen như trước

                                                            Để món quà gói đủ nghĩa trăm năm

                                                               Đành tặng em tiếng nói lặng thầm   

                                                                   Của kẻ không biết xu thời

                                                                                    Nhưng thà là như thế

                                                                               Mua quà tặng em (Ruột đau chín khúc)

          "Thà là như thế". "Những lời thơ buồn, tiếng nói lặng thầm" nhưng chân thành tha thiết, trĩu nặng tình nghĩa ái ân, trọn tình với nước, với nhà, với nghĩa vụ làm người giữa cuộc đời điên đảo. (xem thêm: bài "Nói với bà Xã" – Ruột đau chín khúc"). Đấy là cái "thực sự có" nơi chàng, cái "chàng thực sự sống", cái mà bao nhiêu người không mảy may chú ý lại còn cho là "khù khờ, ngu dại". Vâng, chàng bằng lòng, sung sướng sống với cái mọi người cho là ngu dại đó. Với chàng, đấy lại là cái quí nhất trên đời, cái cần thiết nhất cho con người, con người "biết sống":

                                                 -                           Ta hiền hơn người đạo đức

                                                                                   Ngu ngơ hơn kẻ dại khờ

                                                 Nhưng ta không hề bội nghĩa trong lúc sa cơ

                                                Cũng chẳng nhân danh bằng điều ngụy thiện

                                                                                             Ta chỉ là bất biến

                                                                                Muôn đời trong gã suy tư

                                                                                  Điếu thuốc và gã đan ông (Ruột đau chín khúc) 

               Quan Dương là người "suy tư", suy tư về ý nghĩa cuộc sống, về giá trị làm người, về cảnh tình đất nước. "Oâng ở hay ông đi, Trần gian âm phủ Có gì khác nhau? Đi trước khỏi phải đi sau, Aên thua chọn đúng nơi nào gởi thân" (Tiễn Bùi Giáng – Đợi khuya tàn…). Nơi gởi thân của Quan Dương là cõi miền Việt Nam giờ bên kia đại dương và nơi đây, nơi gởi thân của chàng là cái "quá khứ buồn đau của dân tộc" từ sau ngày mất nước."Hỏi rằng tôi ở quê đâu, Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà" (thơ Bùi Giáng được trích); cái "Quê nhà" của Bùi Giáng có thể hiểu mông mênh hơn, nhưng với Quan Dương chính là cái "Quê nhà Việt Nam", nơi chàng đã bắt buộc phải "ra đi" và mang giữ ăm ắp hình ảnh nơi lòng.

          Sống mãi với cái "quá khứ", liệu Quan Dương có nghĩ đến một ngày vui tươi để quá khứ đó không còn là gánh nặng buồn đau, để quá khứ đó được cất bỏ? Có. Trong một bài thơ khác và rải rác nơi đôi dòng trong các bài khác, Quan Dương nói đến một cảnh "Thiên đàng" nay mai. Dù có tự xem mình là "đống rác" giữa cuộc đời, giữa vùng trời nơi đây, Quan Dương  vẫn đợi một ngày tươi sáng đến với nhân gian:

                                                 -   Ở nơi con người nếm trải chung thân

                                                              Ở nơi ước mơ ngoài tầm tay với

                                           Sao lại là ta ngóng cao cổ đợi    

                                                  Giữa cõi trần gian một chốn thiên đường

                                                                               Nắng tĩnh lặng (Ruột đau chín khúc)

          Cảnh thiên đường đó là cảnh Quê hương sạch bóng quân thù tàn bạo, thoát ách nô vong của lũ người dù đồng hương nhưng dạ lòng lang sói; cảnh dân tộc thoát ách lầm than, cơ cực, cảnh người người Việt Nam trong nước bừng lên và người Việt hải ngoại hân hoan trở về  cùng xây dựng  cuộc sống tự do, hòa bình, no ấm trong  tình dân tộc đậm đà khắp Bắc Trung Nam. Ngày đó tất nhiên đến, cảnh thiên đường của dân tộc tất nhiên thành hiện thực vì "Quê hương đâu phải vùng đất cấm" (thơ Song Nhị), vì bạo tàn đâu có thể tồn tại dài lâu và vì người Việt Nam biết bao kẻ như Quan Dương không hề quên quá khứ buồn đau của dân tộc, luôn luôn nuôi chí một "ngày về" lật trang sử bi thương, mở ra trang sử mới huy hoàng.

          Sống với quá khứ buồn đau, thơ Quan Dương phần lớn bi thương nhưng là cái "buồn đẹp", cái buồn cao quí, thánh thiện mang chở tấm lòng chung thủy sắt son với nước, với nhà. Mấy ai có tấm lòng như thế, mấy ai có dòng thơ bi hùng như thế? Lời thơ nhức nhói, rưng rức tâm can nhưng chất ngất  cái "can trường hiện hữu" của con người đã phải mất tất cả: mất tuổi xanh, mất nhà, mất nước lại phải trải chịu bao bầm giập tái tê vì kẻ thù. Thơ Quan Dương cho thấy rõ bản tính chàng: con người lì lợm, kiêu hùng, con người đùa giỡn với gian truân để sống thực với lòng mình. Thơ chàng vừa tha thiết vừa ngông nghênh  như thách thức, như diễu cợt với mình, với đời. Thơ vừa diển tả nỗi lòng vừa mang sắc màu triết lý, bàng bạc ý tình mượn mình để nuôi dưỡng nơi mọi người cái tình người thủy chung với đất nước, non sông, cái đạo đức làm người sao cho xứng đáng là người Việt Nam không quên nòi giống, không phụ lòng dân tộc, quê hương. Đẹp thay cái quá khứ đau buồn mà chàng luôn nuôi dưỡng trong tim. Một điểm đặc biệt : thơ Quan Dương bóng gió đề cập đến thời sự, nói lên thân phận Việt Nam chìm nổi, tang thương vì bao ý đồ đen tối của kẻ bên ngoài; từ đó không chỉ phản ảnh thực tại đau buồn của đất nước mà còn có giá trị "tố cáo" mạnh mẽ. Thơ Quan Dương vì thế không là thơ  bi lụy thở  than mà là thơ mang tính đấu tranh, đấu tranh xóa hờn dân tộc, đấu tranh xây dựng tình người.

        

           Quan Dương đi vào nghiệp thơ khá trễ tràng. Thơ nảy sinh trong trại tù "cải tạo", đến 1994 mới xuất hiện trên báo chí (xem trang bìa sau thi tập "Ruột đau chín khúc).  Thơ đến trễ tràng mà lại trưởng thành nhanh chóng. Nghệ thuật chàng khá già dặn. Vừa nhức nhối, quặn siết tâm tư lại vừa "tếu" vừa ngông. Thơ tha thiết, chân thành  nhưng lại như đùa cợt, bông lơn với  mọi nỗi khổ, niềm đau, với mình, với người, với cuộc sống, cuộc đời. Thơ nhiều thể loại: lục bát, thơ mới, thơ tự do, thơ văn xuôi. Bất kỳ thể loại nào, thơ  luôn chan chứa những ý tình cao đẹp, thoáng chất triết lý về đời, về "đạo sống" lương hảo, thuần nhiên của con người khí tiết, trượng phu  luôn xem thường đắng cay, luôn "mĩm cười trong lệ nhỏ" (tout ce qui sourit dans les pleurs – Victor Hugo). Thơ chàng "đẹp", đẹp không do dụng ý, khổ công trau chuốt mà tự nhiên do sức sống phong phú của tâm hồn . Hầu như Quân Dương không cần chú ý mấy về vần diệu nhưng rồi vần điệu đến, hình ảnh đến. Ta gặp rất nhiều hình ảnh lạ, tân ky øtrộn lẫn đứng đắn, nghiêm trang với bông lơn, đùa cợt. Ngoài số thơ trích trên, xin kể thêm:"Bó cải trên quầy màu cổ tích, Bày bán ê hề giữa chợ xuân,…Hồn chợt ngang xương nỗi nhớ nhà,…Bùn đất ngậm sầu mấy ngón chân" (Đi chơ tết – Đơi khuya tàn…); "Mới đó đã bạc đầu hết ráo, Y như phim kiếm hiệp của Tàu, Tuổi trẻ trôi như đôi giày quá khổ, Xỏ cẳng này cà thọt mẹ cẳng kia"(Bạn cũ thâm tình – Đơi khuya tàn..); Anh nhớ em như cỏ úa nhớ sương, Như con cá cạn bờ khô nhớ nước, Như trái khế chấm vào tô muối ớt, Anh nhớ em cay đến độ hít hà" (Nhớ em-Đợi khuya tàn….); "Lật chiếc áo run tay chùi quá khứ, Đụng nỗi buồn níu  lại hai bàn chân" (Thành phố nơi em ở-Đợi khuya tàn…); "Thành phố của em, Nắng trồng môi vào nách lá" (Chào Seattle-Đơi khuya tàn…); "Mùa đông rớt đè con đường thở nghẹt, Chiếc xe cùn tắt tiếng…giống tôi thôi" (Gã học trò và cô giáo trẻ-Ruột đau…); "Ỏ Mỹ mà da bọc xương, Cũng tại vì bởi quê hương nó hành,…"(Buồn con mắt nhắm-Ruột đau…); Mái nhà nằm úp giơ lưng, Hứng cơn mưa quất tưng bừng, tiếng roi, Tò mò mở cửa ra coi,Thấy mây đen cõng bầu trời lang thang,Ước gì em sợi mưa ngang, Để tôi: mưa dọc, chận đàng cung nghinh,.." (Mưa-âRuột đau..). Còn nhiều, nhiều nữa. Cứ thế, hình ảnh đến với lời thơ thiết tha mà "ngỗ nghịch, bướng bỉnh". Nhờ cái bướng bỉnh, ngỗ nghịch nầy mà thơ chàng dù buồn vẫn mang chở những nét màu sáng lạng để không phải bi thảm, tang thương. Khó có giọng thơ  "trang trọng trong đùa nghịch, chân thành trong bướng bỉnh, thiết tha trong giỡn chơi". Thơ Quan Dương khác với thơ nhiều người ở điểm đó.

                                   Grenoble (France) 22/11/2003

                                                                                                                  Nguyễn  Thùy


                                                                                                  

   

 

      luận thơ  


 

Nhà thơ và nhà báo Raul Rivero
Thi sĩ Raul Rivero
bị kết án 20 năm tù


  61-
UNESCO trao giải cho một nhà thơ Cuba.                                                                                      BBC
  62-
Đại diện tối cao của khát vọng sống chính là ngôn ngữ.                   Giải Pulitzer 2004- Franz Wrigh 
  63- Bài thơ tôi không quên.  (Theo Đại Việt sử ký) .                                                                          Đỗ Viết 
  64- Dương Tường với “Thơ ngoài lời”.                                                                                    Đào Bá Đoàn 
  65-
Nhớ nhà thơ "chân quê".                                                                                                        Nguyễn Tý 
  66-
Nhà thơ Lê Thị Kim: Đời thơ đã nhận kiếp tằm...                                                                  Túc Hạnh 
  67-
Một tập thơ Hữu Thỉnh vào chung khảo văn nghệ thuật Bắc Cali (Hoa Kỳ).         Đặng Huy Giang 
  68- Phương trình VN - ẩn số Mỹ...                          Bình thơ Quan Dương.                        Nguyễn Thùy

vhvt-10
Trở lại trang chính