vhvt |
tự do tư tưởng và sáng tạo |
bàn luận |
|
Vũ Ký Tôi đang loay hoay viết báo Xuân thì chuông điện thọai reo. Tôi vội vàng chạy đến tiếp thì bên kia đầu dây một giọng nói lừng khừng mà hấp tấp:" Tôi là Nguyễn Nam Châu đây. Anh còn nhớ tôi không, hồi chúng ta thường gặp nhau ở nhà cha Cao Văn Luận ở Huế, cách đây hơn nửa thế kỷ. Bây giờ tôi định đến thăm anh và tặng anh cuốn sách tôi mới ấn hành và đã ra mắt ở Nam Cali, Los Angeles rất thành công". Thế rồi, một giờ sau, Tiến sĩ Nguyễn Nam Châu đã có mặt ở nhà tôi. Xa cách nhau quá lâu, qua câu chuyện, tôi được biết anh đã là giáo sư đại học ở Bỉ, ở Pháp, đã đỗ 3 bằng tiến sĩ. Tiến sĩ Kinh tế xã hội học ở đại học Strassbourg 1963, Tiến sĩ Triết đại học Louvain 1969, thêm bằng Tiến sĩ Quốc gia Văn chương và Nhân văn đại học Sorbonne Pháp 1973. Hiện anh đã về hưu và làm cố vấn kinh tế xã hội cho một vài chính đảng lớn ở Bỉ. Dù rằng, tác giả được trang bị rất thông thái bởi các đẳng cấp đầy mình nhưng thoạt đầu nhìn qua tác phẩm với nhan đề "Karl Marx Con Đường Huyễn Hoặc" với lời nhã nhặn kính thân tặng, thú thực tôi không mấy hào hứng vì luận đề ấy bây giờ trở nên nhàm chán rồi, lại nói về một chủ nghĩa đã phá sản hoàn toàn từ lâu rồi vì những ứng dụng quá tai hại của nó khắp địa cầu... Nhưng rồi cầm trên tay tác phẩm ấn loat rất trang nhã... Với sự nghiên cứu tường tận của tác giả Nguyễn Nam Châu, sự ngờ vực của tôi tan biến và tôi đọc hết cuốn sách trong một buổi tối... Tiến sĩ NN Châu bắt đầu đi từ Lamarck, Darwin, các triết thuyết Platon, Hegel đến các nhà tư tưởng như Sartre, heidegger, v.v... "... Các nhà triết học hiện đại, cũng như các hiền triết ngày xưa và các nhà khoa học ngày nay, nếu họ từ chối quan niệm về một Thiên Chúa có bản tính nhân lọai. một Thiên chúa cai trị vũ trụ như một vị Hòang đế, thưởng kẻ lành, phạt kẻ dữ, v.v... nhưng họ đều công nhận rằng tinh thần nhân loại phải bắt nguồn từ một Tinh thần siêu việt. Những người hoài nghi nhất cũng quan niêm rằng vũ trụ được hướng dẫn bởi một nguyên nhân (cause première) hay một nguyên lý tổng quát (principe général). Platon gọi nguyên lý đó là Ý tưởng tuyệt đối. Hegel, là tinh thần tuyệt đối. Sartre, Heidegger, là Hiện thể tuyệt đối (Etre). Mà bởi vì nguyên lý đó, đối với tinh thần hữu hạn của nhân loại, không thể nào thấu triệt được, cho nên tác giả "Sein und Ziet" ( Hiện thế và Thời gian) gọi Ngài là Đấng không thể gọi tên (L'Innommé) và định nghĩa: Hiện thể là đấng Siêu Việt" (L'Etre est le transcendant pur et simple).
Marx từ chối quan niệm trừu tượng về một Đấng
Tạo Hóa hay một định hướng của vũ trụ do một hoạch định có sẵn. Theo ý ông,
không thể nào có sự gì khác ngoài cái thực tại mà ta cảm thụ được (le
réel sensible). Mà cái thực tại đó là thế giới vật chất mà ta gọi là thiên
nhiên (la nature). đó là một chuỗi hiện tượng biến chuyển không ngừng, theo
định luật của biện chứng, trạng thái này thay thế trạng thái khác...
Học thuyết Marx là học thuyết tôn giáo không
thần thánh, nghĩa là đánh đổ mọi tôn giáo thông thường mà nhắm vào sự giải
phóng con người, nghĩa là tiêu diệt mọi tôn giáo biến con người thành những
con chiên hiền lành với những tình cảm bạc nhược, nhụt chí đấu tranh. Nhưng đến Lênin thì sự ứng dụng của chủ nghĩa Marx và những chiến thuật, chiến lược có tính cách thực tiễn côt yếu để lãnh đọao cách mạng đến thành công ở Nga. Nhưng một thành công mua bằng sự cao điểm của bạo tàn, sắt máu mà xã hội con người không tưởng tượcng nổi. Đảng là trên hết. Giai cấp vô sản quyết định sự thành công của chuyên chế vô sản. Đó là sự thống trị của một phần xã hội trên toàn thể xã hội đó, sự thống trị trực tiếp trên bạo lực, một bạo lực tàn nhẫn mau lẹ và cương quyết. " Chỉ có một giai cấp còn sống đó là gai cấp vô sản. Còn tất cả vào tù rồi để bị tiêu diệt". Nhật lệnh và Đảng lệnh của Lênin.
Và rồi chủ thuyết Mác - Lênin thiết lập nên
một chế độ xã hội, chính trị ghê tởm nhất về sự khủng bố, đàn áp, giết chóc
mà Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Pol Pốt v.v... đã thực hiện.
"... Mọi nguyên tắc của chúng ta đều tốt
đẹp. Vậy mà các kết quả đều xấu xa. Chúng ta đã bắt mạch căn bệnh và nguồn
gốc của nó một cách chính xác như kính hiển vi. Vậy mà khi đưa lưỡi dao vào
mổ xẻ, thì một ung nhọt khác lại xuất hiện. Ý chí của chúng ta trong sạch và
bền bỉ. Đáng lẽ chúng ta phải được nhân dân yêu mến. Vậy mà nhân dân lại thù
ghét chúng ta. Tại sao chúng ta lại xấu xa và đáng ghét đến thế? Chúng ta đã
mang lại chân lý. Nhưng trong miệng chúng ta, chân lý có bộ mặt dối trá.
Chúng ta đã mang lại tự do. Nhưng trong tay chúng tự do trở thành đòn vọt.
chúng ta đã mang lại sự sống thực thụ. Vậy mà ở đâu chúng ta lên tiếng, cây
cối khó trồi, cành là tan tác..." Arthur Koestler.
Đó là phần thứ nhất. Bây giờ, coi chừng,
chúng tôi sẽ nói với các bạn về chủ nghĩa xã hội
Alexandre Soljénitsyne, , ra
khỏi ý thức hệ. Ông, đượcgiải thưởng Nobel văn chương 1970, không những đã
chia xẻ những khốn khổ trong Goulag Nga sô, mà còn am tường về đời sống cay
cực của người dân trong chế độ cộng sản.
Đến Gorbatchev, trong cuốn "Mở đầu
hồi ký", vào năm 1993, ông viết như sau: Từ đây, Gorbatchev từ bỏ hẳn chế độ chuyên quyền Mác- Lê và quay về quan niệm dân chủ đich thực và phổ quát trên tòan thế giới. Ông viết:
"Tôi ước mong nhìn thấy một xã hội những
con người tự do, một xã hội xây dựng bởi những con người lao động và được
xây dựng cho họ, một xã hội xây dựng trên các nguyên tắc nhân đạo, dân chủ
và công bằng xã hội. Quả thực, trên đây là một bản tuyên ngôn của một nhà lãnh đạo Mác Xít về cuộc cách mạng lịch sử mà Gorbatvhev muốn chủ trương, gấp rút đạp đổ chủ nghĩa Mác Lênin ở Liên Xô. Để kết đề cho những phảm ứng quyết liệt chống đối chế độ công sản, xin trích một đoạn văn của nhà chính trị kiêm nhà văn Roubachov mà Nguyễn Nam Châu viện dẫn trong tác phẩm của mình: Roubachov:" Phải, hợp lý đến nỗi, vì quyền lợi muốn chia sẻ ruộng đất cho công bằng, chúng ta đã giết chết chừng 5 triệu nông dân và gia đình của họ trong một năm... vì muốn giải toả các khu vựa kỹ nghệ, chúng đã lưu đấy chừng 10 triệu người vào các trại lao công cưỡng bách, trong những miền rừng rậm hoang vu, và những điều kiện sinh sống cực nhọc như đời sống của bọn nô lệ thời cổ đại... Chúng ta hành động hợp lý đến nỗi trong các cuộc tranh luận tư tưởng, lẽ duy nhất của chúng ta là án tử hình... Vì quyền lợi của các thế hệ tương lai, chúng ta đã bắt buốc thế hệ hiện tại những thiếu sót khủng khiếp... việc tôn sùng những lãnh tụ của chúng ta còn khắt khe hơn mọi chế độ độc tài phản động... Báo chí của chúng ta truyền bá tinh thần vị chủng, tinh thần quân bị và tinh thần giáo điều, tinh thần tòng phục và sự dốt nát... Quyền độc tài của chính phủ là vô hạn định, chưa từng có trong lịch sử. Các tự do báo chí, ngôn luận và đi lại hòan tòan biến mất. chúng ta hành động như bản Tuyên ngôn Nhân quyền không bao giờ có. chúng ta đã xây dựng một bộ máy công an không lồ nhất, trong đó sự tố cáo lẫn nhau trở thành một quy chế dân tộc. Chúng ta đã thiết lập một hệ thống tra tấn tinh thần và thể xác thật tinh túy và khoa học. Chúng ta đã dùng đòn vọt để hướng dẫn đám quần chúng rên xiết tới một hạnh phúc tương lai, mơ hồ và chỉ có môt mình chúng ta tưởng tượng ra được. Nghị lực của thế hậ này đã khô cạn. Nó đã tiêu tan trong cách mạng. Bởi thế hệ này đã bị cắt tiết đến xương tủy... Đó là kết quả lý luận hợp lý của chúng ta" Tác giả Nguyễn Nam Chân đã biên khảo có hệ thống, với tiến trình mạch lạc về chù thuyết Mác -Lê từ khởi thủy cho đến kết cuộc sụp đổ tan tành của chủ nghĩa ấy; từ lý luận dựa trên các cơ sở triết học biện chứng pháp duy vật, đến sự ứng dụng của nó vào xã hội, vào nhân sinh. Một sự nghiên cứu rất hấp dẫn mà tôi xem như một tác phẩm khác thường để nghiên cứu về vấn đề này, chẳng những trong giới VN mà ngay trên giới học thuật quốc tế nữa. Một sách triết, một sách sử, một sách chính trị của một trí thức VN góp phần vào các sách nổi danh khác đồng lọai trên bình diện quốc tế như cuốc "Hắc thư về chủ nghĩa cộng Sản" của nhà sử học Stéphane Cuortois ở Pháp, cuốn "Thế kỷ của những chủ nghĩa Cộng Sản" nhóm trí thức Pháp Michel Dreyfus, Claude Parmentier v.v... và mới đây cuốn "Hồ sơ đen của cộng sản VN từ 1945 đến ngày nay" của nhà văn, nhà báo Pháp Michel Tauriac. Chính vì thế mà tôi định tính cho tác phẩm này củia Nguyễn Nam Châu là khác thường. Cũng cần biết thêm, tiến sĩ NN Châu là tác giả quen thuộc, được ngưỡng mộ của thế hệ thanh niên 1960 - 1970 ỏ nước ta. Ông đã là tác giả của 2 tác phẩm nổi danh bấy giờ là "Sứ mạng văn nghệ" và "Những nhà văn hóa mới". Giới trẻ say mê đọc NN Châu đến nỗi những cum từ ông xử dụng trong các tác phẩm của mình như 'sử mệnh, thân phận con người, tha hóa, ngụy tín v.v...' tràn lan khắp nơi và trên đầu môi các thanh niên nam nữ bấy giờ. Cuốn Đại Tự Điển Phổ Quát (Dictionnaire universel) -nxb Presses Universitaires de France (1994) cũng nhắc đến ảnh hưởng sâu rộng của NN Châu trong nền văn học VN của thế hệ 60 môt cách trang trọng. Ấy đó, tầm quan trọng của nền tư tưởng Nguyễn Nam Châu đối với các thế hệ hậu sinh là thế. Để kết luận, tác giả ước mong VN chúng ta sớm thóat ly chế độ cộng sản, để thực hiện một nền dân chủ thực thụ, trong đó mọi con dân đều tự do góp phần vào công việc xây dựng một quốc gia giàu thịnh. Tác phẩm của TS NN Châu chứa đựng nhiều kiến thức triết học, kinh tế và xã hội chính trị, giúp độc giả có một phê phán khách quan và vững chắc về tư tưởng của Marx và Engels, để có thể đương đấu một cách anh dũng trước những hứa hẹn dối trá của những người công sản còn đang hoành hoành trên đất nước thân yêu của chúng ta. Tôi có cảm tưởng rằng tác giả, khi viết cuốn sách này, không những chỉ muốn khuất phục những người đã chống Cộng, nhưng còn có ý đối thọai với các nhà lãnh đạo Mác Xít, vì yêu nước đã ngây thơ nghe lời dụ dỗ mê hoặc của đảng Cộng Sản, nhưng ngày nay cũng đang sực tỉnh và giác ngộ. Ông tin tưởng rằng lớp người đó sẽ dùng biện pháp diễn biến hòa bình để đưa dân tộc ra khỏi giai đọan đen tối ngày nay.
Tuy vấn đề cao siêu, phiền phức, nhưng lời
văn của tác giả rất sáng sủa, lưu lóat, dễ lôi cuốn người đọc.
Vũ Ký
|
|
thẩm luận văn hoá |
|