vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  cảnh trí văn hóa



 

 


Những người bạn
Tim Aline, một cô gái Thụy Sĩ tốt bụng

T.THỦY - H.GIANG

Tim Aline, cô gái xinh đẹp người Thụy Sĩ, đã từ bỏ công việc hội họa mà mình say mê từ nhỏ để toàn tâm chăm sóc những người thiếu may mắn ở Việt Nam.

Tim Aline sinh ra và lớn lên ở một đất nước giàu có, tốt nghiệp ngành mỹ thuật tại một trường đại học danh tiếng của Thụy Sĩ. Năm 1992, trong một lần đi du lịch bằng đường bộ qua Bắc Đông Âu, đến Liên Xô, Siberia, Trung Quốc, Tim sang Việt Nam. Lúc mới đến, Tim không nghĩ mình sẽ ở lâu như vậy. Một đêm ở TP Hồ Chí Minh, trong lúc lang thang trên đường Phạm Ngũ Lão tìm khách sạn, bất chợt cô nghe tiếng khóc của một em bé trong hẻm tối. Lò mò đến gần, Tim nhìn thấy một cậu bé đang nằm rên rỉ bên đống rác. Cô dẫn em  đi ăn mỳ và tìm một chỗ trọ cho em nghỉ ngơi. Hôm sau, vừa bước chân ra khỏi khách sạn, Tim đã thấy cậu bé chờ cô trước cửa. Từ đó trong cô thôi thúc một tiếng nói: "Cần phải giúp đỡ họ!". Tim quyết tâm ở lại Việt Nam và cặm cụi học tiếng Việt. Cũng từ đó "Nhà May Mắn" - nơi tập trung những người lớn và trẻ nhỏ kém may mắn - ra đời.

Những năm đầu, một mình Tim lang thang khắp các lề đường, vỉa hè Sài Gòn trong đêm tối, tìm những đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ. Đến tận chỗ "nằm" của các em ở ghế đá công viên, ở dưới gầm cầu để hỏi thăm hoàn cảnh gia đình, tất cả những đứa trẻ bất hạnh đó đều được cô đưa về nuôi dưỡng ở Nhà May Mắn. Nhà May Mắn có không khí như một gia đình đầm ấm. Tim xem đây như là nhà mình và những đứa trẻ như là con của mình, một đàn con đông đúc nhưng khá bướng bỉnh. Là những đứa trẻ bụi đời đầu đường xó chợ, những người khuyết tật mặc cảm với bản thân nên tính tình rất nóng nảy và khó dạy.

Nghiêm khắc nhưng dịu dàng, Tim xoa dịu những nỗi đau không lời đó. Cô đã cống hiến tất cả thời gian và lòng yêu thương, tạo niềm tin để họ tự tin hòa nhập với cộng đồng xã hội. Khi được hỏi: "Sao chị đặt tên cho trung tâm này là Nhà May Mắn?", Tim cười giải thích: "Để những ai kém may mắn đến đây sẽ được may mắn!".

Có rất nhiều điều lạ lùng và thú vị ở Tim Aline - một cô gái Thụy Sĩ còn rất trẻ. Cô nói tiếng Việt rất giỏi, ăn được tất cả các món ăn của người Việt Nam. Tim biết cả cách tính tuổi "mụ" mà người Việt Nam vẫn hay dùng, thậm chí cô gái xinh xắn này còn giải thích thêm: "Mình tuổi con chuột đấy".


 
 
 
 
 
 
 
 
 
Học cắt may.

Chị Thy - người quản lý các lớp học - cho biết: "Ở đây có 28 người khuyết tật, 18 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ và 48 trẻ cộng đồng. Những người sống ở đây đều được học văn hóa, học nghề và được chăm sóc chu đáo. Riêng tiền thuốc men hàng tháng đã gấp ba lần tiền ăn rồi".

Nhìn anh Lê Minh Trung, 27 tuổi, quê ở Bến Tre, bị liệt tứ chi, sống ở đây đã hơn một năm, cặm cụi vẽ trái xoài mầu xanh, trong nét vẽ của anh có cái gì đó như vừa cố gắng vừa nỗ lực vươn lên. Nhìn chúng tôi, anh nói một cách khó nhọc: "Lúc mới lên đây mình còn yếu lắm, phải tập vật lý trị liệu, sau này khỏe dần nên mình mới học vẽ. Còn Hồng Hạnh, một cô gái rất dễ thương nói với chúng tôi trong lúc đang nấu cơm: "Em bị liệt hai chân nhưng đôi tay còn khỏe mạnh. Em sẽ cố gắng học vi tính thật giỏi để sau này tự nuôi sống bản thân".

Mọi người sống trong trung tâm này, ai cũng có một ước mơ, ai cũng được chăm sóc chu đáo nên họ rất vui vẻ. Trung tâm cũng đã cho bốn em sang Pháp học nâng cao nghề vẽ, một số người còn lại được trung tâm hỗ trợ tạo việc làm ổn định và đã có gia đình. Nhìn những con người bất hạnh nơi đây sống khỏe mạnh, luôn nở nụ cười trên môi mỗi khi có ai hỏi đến niềm hạnh phúc ấy, họ đều nói: "Nhờ mẹ Tim".

 

T.THỦY - H.GIANG
Theo Công an TP Hồ Chí Minh

 

   

 


 

thẩm luận văn hoá


 


Tượng Phan Bội Châu


  01- Việt Nam học: Chưa mạnh ở... Việt Nam!                                                                                       Nam Giao
  02-
Ai không là nhà “Việt Nam học”?                                                                                             Lại Nguyên Ân
  03- "Việt Nam học: đó là số phận của tôi".                                                                                 Darya Mishukova 

  04-
Ai Điếu Nadezhda Mandestam [1899-1980].          Jennifer Tran chuyển ngữ.                     Joseph Brodsky 
  05-
Trần Khuê, ngôi sao lấp lánh.                                                                                                           Hoàng Tiến
  06- Sửa đổi luật xuất bản, có nên dừng ở một biện pháp dở dang?                                              Nguyên Ngọc
  07-
Sáng tác trực tuyến - Xu hướng phổ biến ở Trung Quốc-                                                                          DK 
  08-
Vì sao nghệ thuật thiếu vắng những sáng tác về xã hội đương đại?                      Báo Sài Gòn Giải Phóng 
  09- Tim Aline, một cô gái Thụy Sĩ tốt bụng.                                                                              T.Thủy - H.Giang 
  10- Karl Marx, Con đường Huyễn Hoặc của TS Nguyễn Nam Chân.                                                     Vũ Ký

vhvt 11
Trang bìa chính