vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  khoa hoc -giáo dục



 

 

 

Giáo viên quốc tế bàn về khai thác Kỹ nghệ Thông Ttin trong giáo dục
 

Trong một sự kiện lần đầu tiên được tổ chức với mục đích tạo thành diễn đàn thường niên, 100 giáo viên từ 45 quốc gia châu Âu đã nhóm họp tại London (Anh) tuần qua. Mục đích của cuộc gặp mang tên Diễn đàn giáo viên sáng tạo đã trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng trong việc áp dụng kỹ nghệ thông tin vào giảng dạy.

Mark East, đại diện của nhà tài trợ Microsoft, cho biết sự kiện này đề cao những ích lợi của công nghệ đối với cộng đồng giáo dục đồng thời nêu lên những ví dụ tiêu biểu trong việc triển khai ICT trong thực tiễn để thúc đẩy chất lượng đào tạo.

Một trong những bài phát biểu đáng chú ý tại hội nghị là của giáo sư Edin Kadic, giảng viên ngôn ngữ và lịch sử nghệ thuật tại trường y Zadar (Croatia). Ông này hiện phụ trách dự án hợp tác trực tuyến với một trường y khác ở nước láng giềng Slovenia. Trong khuôn khổ dự án này, sinh viên hai trường có thể thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo trực tuyến và cùng nhau điều hành một website đa ngôn ngữ mà trong đó, họ có thể công bố chi tiết những nghiên cứu khoa học mà mình đang thực hiện. Sinh viên còn có những cuộc họp trên Internet thường xuyên để thảo luận về những chủ đề như tình yêu, công việc, phương pháp nghiên cứu... “Những sinh viên 16-17 tuổi rất vui khi chứng kiến những trang web mà họ cùng nhau làm ra trên Internet. Đó là một cảm giác kích thích rất tích cực”, Giáo sư Kadic nói.

Thậm chí khi nghiên cứu về Shakespears, sinh viên đã sử dụng máy tính để xây dựng những mô hình do họ tưởng tượng về Nhà hát Globe ở London như trong thời đại của văn hào Anh. Kadic nhấn mạnh mục tiêu của dự án là tiến hành 3 bước: đưa công nghệ đến với học viên, dạy họ cách sử dụng và cuối cùng khuyến khích họ sử dụng một cách sáng tạo.

Quan điểm này cũng khá tương đồng với ý kiến của một đại biểu khác, giáo sư Stephen Heppell, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Ultralab của Đại học bách khoa Anglia (Anh). Ông này cho rằng những quốc gia nhỏ, chẳng hạn như Croatia, sẽ có những bước tiến nhanh nhất về ứng dụng công nghệ. “Các quốc gia đang làm tốt việc này thường có số dân dưới 5 triệu người và một nền văn hóa ổn định. Một số ví dụ tiêu biểu khác có thể thấy là New Zealand, Singapore, Na Uy và Wales”. Heppell nêu ra trường hợp nước Mỹ, nơi có một số trường phát huy rất tốt khả năng sáng tạo và có nhiều tiến bộ lớn nhưng chừng đó lại không đủ để xốc dậy được tất cả các trường ở cấp bang và quận. Heppell cho biết Ultralab đang thực hiện 58 dự án ở Anh và nhiều nước trên thế giới, trong đó có những chương trình như sử dụng điện thoại di động để đánh giá ý tưởng của học sinh khi làm bài thi, đặc biệt là những người học tại chức và lập trường ảo cho các đối tượng đang trong tình trạng bị hạn chế về pháp lý.

Các nhà tổ chức hy vọng những giáo viên tham dự Diễn đàn giáo viên sáng tạo sẽ tạo thành bộ phận đầu tiên của một cộng đồng online nhằm chia sẻ ý tưởng và cách tiếp cận các vấn đề giáo dục. Giáo viên sáng tạo (tham khảo tại http://www.microsoft.com/education/InTeachersAbout.aspx) của Microsoft là một chương trình mở và miễn phí đối với mọi giáo viên trên thế giới. Nó cung cấp các khóa đào tạo để giúp họ khai thác tốt hơn hạ tầng công nghệ vào bài giảng. Phần quan trọng của chương trình này là một tour tham khảo các lớp học ảo, trong đó có những hướng dẫn để thiết lập một lớp học, thiết kế bài giảng và tài liệu cho nhiều môn và chủ đề khác nhau.

Herbert Hug, đại biểu đến từ nước áo, cho rằng chương trình này có tác động rất đáng kể đến nhu cầu khai thác công nghệ vào giảng dậy hiện nay. “Mấy năm trước, việc quan trọng nhất bao giờ cũng là xin đủ tiền để trang bị hạ tầng công nghệ cho các trường. Tuy nhiên, điều này đang thay đổi. Vấn đề bây giờ là giáo viên cần thêm thông tin và hiểu biết về cách sử dụng hạ tầng công nghệ đã có”.

Phan Khương (theo BBC)

 

   

 

 kỹ nghệ & giáo dục


 

Courtesy: NASA


  82- Chế độ độc tài muốn xử dụng nhưng sợ internet.                                                                   Sưu tầm 
  83- Tốc độ bay & thôn thạch và sao băng .                                                                                    Tích hợp 
  84-
Hàn Quốc: Nơi Internet cần thiết như oxygen
.                                                                        Minh Tú 
  85-
Giáo viên quốc tế bàn về khai thác Kỹ nghệ Thông Ttin trong giáo dục.                              Sưu tầm  
 
86- Một ngày không Internet?                                                                                                Hằng Phương 
  87-
Thời đại không dây.                                                                                                                Mạnh Kim 
  88- Internet xuyên qua màn đêm (với người khiếm thị)...                                              Vi Thảo -Tuổi Trẻ 
  89- Giới thiệu Paltalk 'Vấn đáp Sống Khỏe' & tin Y tế .                                BS Nguyễn Quyền Tài,M.D

vhvt-10
Trở lại trang chính