vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  khoa học



 

 

 

Thời đại không dây

MẠNH KIM

TTCN - Thế giới đang chuyển cực nhanh từ liên lạc nối mạng (wired) đến liên lạc không dây (wireless). Ứng dụng liên lạc không dây đă trở thành một phần trong diện mạo đời sống hiện đại. Sự bùng nổ của điện thoại di động là một điển h́nh.

Và không chỉ điện thoại di động, ở thời điểm này bạn đă có thể kết nối Internet mà chẳng cần dây nhợ ǵ. Kỹ thuật không dây chắc chắn c̣n tạo ra nhiều sắc màu đa dạng nữa cho cuộc sống. Thử có một cái nh́n tổng quát…

Từ Wi-Fi đến Ultrawideband

Có năm kỹ thuật không dây chính ở thời điểm hiện tại: Wi-Fi (wireless fidelity), WiMax, Mobile-Fi, ZigBee và Ultrawideband; trong đó Wi-Fi là chặng đầu tiên của con đường “nhịp sống số” không dây. Tính ứng dụng Wi-Fi bắt đầu trở thành xu hướng. BusinessWeek (26-4-2004) cho biết nghiên cứu kỹ thuật không dây đă thu hút 4,5 tỉ USD đầu tư trong năm năm qua và hàng loạt sản phẩm Wi-Fi sẽ được tung ra trong tương lai gần.

Cốt lơi kỹ thuật Wi-Fi (cũng như vài công nghệ tương tự) là dùng ăngten viba với trạm thu-phát (như công nghệ điện thoại di động) để kết nối nhau. Và như vậy, người ta có thể truy cập Internet hoặc điều khiển thiết bị mà chẳng cần đường điện thoại hay dây dẫn. Do đó về lư thuyết, với máy tính xách tay dùng công nghệ không dây, bạn có thể truy cập Internet từ trong rừng hay ngoài biển (miễn nằm trong vùng phủ sóng trạm thu phát).

Đó chỉ là nói đến liên lạc. Những bộ cảm ứng cực nhỏ không dây (ZigBee) sẽ điều khiển hệ thống ánh sáng trong ṭa nhà cao tầng; giám sát đồng hồ điện-nước khu dân cư và thậm chí theo dơi nồng độ độc hại trong nguồn nước thải. Trong ứng dụng không dây, WiMax có kỹ thuật tương tự Wi-Fi (cần trạm thu-phát làm điểm kết nối trung gian) nhưng WiMax có tầm phủ sóng rộng hơn (40-50km so với vài trăm mét của Wi-Fi).

Tuy nhiên, WiMax không thể dùng khi đang di chuyển (ở giai đoạn nghiên cứu hiện tại), trong khi Mobile-Fi có thể truy cập Internet với tốc độ nhanh hơn cả băng thông rộng, ngay trong trường hợp bạn đang di chuyển. Và với kỹ thuật Ultrawideband, tính ứng dụng của nó đặc biệt có ích trong lĩnh vực thông tin. Ultrawideband cho phép bạn “bê” nguyên một tập tin khổng lồ dời từ nơi này sang nơi kia, chẳng hạn lấy một bộ phim nén trong máy tính và dời sang truyền h́nh mà không cần dây dẫn; hoặc “bốc” một tập tin dung lượng lớn từ máy tính này sang máy tính kia mà chẳng cần chép qua trung gian đĩa mềm hoặc CD-ROM. Khái niệm LAN (local area network, mạng cục bộ) – như đang thấy trong hàng triệu triệu công sở khắp thế giới – sẽ trở nên lỗi thời bởi ứng dụng M2M (machine to machine) nhờ kỹ thuật không dây nói trên.

Cơ hội cho các nước nghèo

Các công ty hàng đầu thế giới như IBM, AT&T, Philips… đă tung nhiều sản phẩm Wi-Fi đầu tiên. Intel cũng là một trong những nơi tiên phong đánh mạnh vào thị trường thiết bị không dây (chip Centrino hỗ trợ kỹ thuật Wi-Fi của Intel đă được đánh giá là một trong những sản phẩm ấn tượng nhất trong các số báo tổng kết cuối năm 2003).

Điện thoại di động truy cập Internet là bước chập chững của công nghệ Wi-Fi mà chúng ta đă thấy vài năm gần đây. Tuy nhiên như đă biết, ứng dụng truy cập Internet của điện thoại di động thời điểm này thật ra chỉ mang tính “làm màu” bởi tốc độ truy cập chậm.

Điều này sẽ thay đổi khi công nghệ WiMax thật sự hoàn chỉnh và được ứng dụng trong thời gian gần. WiMax có thể đạt tốc độ truy cập 5-10 megabit/giây, so với 300-500 kilobit/giây của điện thoại 3G (thế hệ thứ ba). Intel, Siemens, Alcatel và Motorola cho biết họ đều ráo riết nghiên cứu sản phẩm điện thoại di động WiMax và Intel cũng dự tính cung cấp chip WiMax cho máy tính xách tay vào trước năm 2006.

Tại vài nước phương Tây, ứng dụng không dây đă len lỏi vào nhiều ngóc ngách đời sống. Wired News (15-4-2004) cho biết Hăng Nestlé đă lắp thiết bị vô tuyến tự động liên lạc tại hàng trăm máy bán hàng tự động ở Pháp và Anh để có thể nhận thông tin cập nhật doanh số hằng ngày và thông báo cho tài xế phân phối biết máy bán hàng tự động nào sắp hết sản phẩm.

Hăng sản xuất máy bay và xe lửa Canada Bombardier Inc cũng lắp thiết bị vô tuyến cho 1.000 xe lửa ở Anh để lấy dữ liệu về t́nh trạng bảo tŕ. Và Royal Philips Electronics có kế hoạch gắn thiết bị kết nối không dây cho hầu hết hàng hóa, từ sản phẩm giải trí đến thiết bị y khoa. Riêng tại Mỹ hiện có hơn 21 triệu người đang dùng kỹ thuật không dây truy cập Internet.

Kỹ thuật không dây c̣n là cơ hội cho các nước nghèo. Ở nhiều vùng châu Á, châu Phi, Mỹ Latin, người dân các nơi hẻo lánh vẫn chưa được tiếp cận dịch vụ điện thoại (bởi đơn giản không thể kéo cáp). Với Wi-Fi hoặc WiMax, nước nghèo có thể nhảy trực tiếp đến kỹ thuật liên lạc băng thông rộng không dây với chi phí đầu tư hạ tầng thấp. China Unicom Ltd (Trung Quốc) hoặc Telekom Srbija (Serbia) đă triển khai kỹ thuật không dây tại một số địa phương hẻo lánh.

Pyramid Research dự báo số người sử dụng kỹ thuật không dây tại các nước đang phát triển tăng khoảng 54%/năm trong năm năm tới, so với 34% tại các nước phát triển (Asia-Pacific Online 12-4-2004). Nói cách khác, Wi-Fi và những kỹ thuật tương tự sẽ rút ngắn khoảng cách tiếp cận thông tin giữa đô thị và làng quê, giữa nước giàu và nước nghèo và thậm chí giữa người giàu và người nghèo. 

 

Internet và công nghệ không dây tiếp tục bùng nổ tại châu Á

 

Theo tổng kết của Global Information Inc (công bố tháng 12-2003), Internet tiếp tục bùng nổ tại châu Á. Hai năm nữa, số người sử dụng Internet tại Trung Quốc dự báo tăng đến 250 triệu. Tại Hàn Quốc, khoảng 65,5% dân số đang dùng Internet.

 

Ở Ấn Độ, dịch vụ điện thoại di động hiện đạt khoảng 120.000 thuê bao mới/tháng và đă vọt lên hơn 3 triệu thuê bao từ tháng 6-2003. Các ứng dụng khác của Internet (mua sắm, kinh doanh hoặc thậm chí bầu cử qua mạng như mới đây tại Ân Độ) cũng tăng dần. Đáng chú ư hơn là châu Á đang tiến nhanh đến kỹ thuật băng thông rộng (truy cập tốc độ cao). Ứng dụng băng thông rộng dự kiến tăng 25% (riêng ở Hàn Quốc dự kiến sẽ có 94% thuê bao Internet dùng băng thông rộng trong năm nay).

Đặc biệt hơn hết là Internet châu Á ngày càng địa phương hóa (các ngôn ngữ châu Á hiện chiếm hơn 1/4 số ngôn ngữ trên Internet - tính toàn cầu), nhờ sự xuất hiện ào ạt của các trang web bản địa, từ giải trí, báo chí đến giáo dục. Xu hướng xă hội hóa Internet tại châu Á đă thể hiện rơ!

 MẠNH KIM

 

   

 

 kỹ nghệ & giáo dục


 

Courtesy: NASA


  82- Chế độ độc tài muốn xử dụng nhưng sợ internet.                                                                   Sưu tầm 
  83- Tốc độ bay & thôn thạch và sao băng .                                                                                    Tích hợp 
  84-
Hàn Quốc: Nơi Internet cần thiết như oxygen
.                                                                        Minh Tú 
  85-
Giáo viên quốc tế bàn về khai thác Kỹ nghệ Thông Ttin trong giáo dục.                              Sưu tầm  
 
86- Một ngày không Internet?                                                                                                Hằng Phương 
  87-
Thời đại không dây.                                                                                                                Mạnh Kim 
  88- Internet xuyên qua màn đêm (với người khiếm thị)...                                              Vi Thảo -Tuổi Trẻ 
  89- Giới thiệu Paltalk 'Vấn đáp Sống Khỏe' & tin Y tế .                                BS Nguyễn Quyền Tài,M.D

vhvt-10
Trở lại trang chính