vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  khoa học kỹ nghệ



 

 

 

Chế độ độc tài muốn xử dụng nhưng rất sợ internet.
*******
  

Việt Nam xiết chặt quản lý thông tin trên mạng Internet.
VOA

Tin của AFP đánh đi từ Hà Nội cho hay chính phủ Việt Nam đã ra lệnh trấn át "thông tin độc hại" đang được phổ biến trên Internet sau khi các luật lệ khắt khe về việc sử dụng mạng lưới điện toán bắt đầu có hiệu lực.

Văn Phòng Chính Phủ hôm thứ Ba đã công bố một thông cáo chính thức ra lệnh cho các bộ và cơ quan "xiết chặt quản lý để ngăn ngừa việc lạm dụng và phổ biến tin tức độc hại trên Internet."

Báo Nhân Dân ngày thứ năm cho biết lệnh được đưa ra tiếp theo một cuộc họp liên bộ ngày 23 tháng 4 dưới sự chủ trì của phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm bàn về các biện pháp kiểm soát luồng thông tin trên mạng.

Chính phủ Việt Nam quyết âm ngăn chặn những người tranh đấu cho dân chủ sử dụng mạng lưới điện toán để thông tin và lên tiếng chống đối chính phủ, và trong 2 năm qua, một số nhân vật bầy tỏ ý kiến bất đồng trên mạng đã bị bắt giữ và bỏ tù.

Các tổ chức quốc tế tranh đấu cho nhân quyền đã lên án chế độ cộng sản Việt Nam là viện cớ "an ninh quốc gia" để bịt miệng những người chỉ trích. Theo lệnh mới, các bộ văn hoá và thông tin, bộ công an và bưu chính viễn thông có trách nhiệm theo dõi nội dung trên mạng và "nghiêm khắc" trừng trị những người lạm dụng Internet.

Báo Nhân Dân cho biết 3 bộ vừa kể sẽ họp hàng tháng và báo cáo các kết quả lên thủ tướng Phan Văn Khải.

Chính quyền địa phương cũng được lệnh thực hiện các cuộc kiểm tra thường xuyên các quán cà-phê Internet và các địa điểm trên mạng, trong khi xét duyệt và tăng cường vai trò của các chủ biên các báo điện tử.


Hà Nội đưa thêm nhiều biện pháp kiểm soát chặt chẽ Internet trong nước

Gia Minh
Nhà cầm quyền Hà Nội vẫn mong muốn có thể kiểm soát tư tưởng của người dân; tuy nhiên vào lúc mà mạng Internet toàn cầu trở nên phương tiện thông tin phổ biến khắp thế giới thì mong muốn đó thật khó thực hiện. Dù vậy gần đây, Hà Nội cũng vẫn đưa ra thêm biện pháp nhằm kiểm soát Internet trong nước.

Văn phòng chính phủ Việt Nam hôm ngày 18 tháng năm vừa qua đưa ra thông báo số 99. Trong văn bản đó, Hà Nội nêu lên một số kết luận của ông Phạm Gia Khiêm, phó thủ tướng, về việc quản lý thông tin trên mạng Internet mà ông đưa ra trong cuộc họp hồi cuối tháng tư. Trên cơ sở những kết luận đó, Văn Phòng Thủ tướng đề ra những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với sử dụng Internet.

Ba Cơ quan cấp nhà nước được Văn Phòng Chính phủ yêu cầu tăng cường việc quản lý thông tin phổ biến trên mạng toàn cầu Internet gồm có Bộ Văn hoá- Thông tin, Bộ Bưu Chính- Viễn Thông và Ban Tư Tưởng Văn hoá Trung Ương.

Thông báo 99 của chính phủ Hà Nội nói rõ Bộ Văn hoá- Thông tin phải phối hợp cùng Bộ Bưu Chính Viễn Thông và Bộ Công An thường xuyên kiểm tra việc đưa thông tin và khai thác thông tin mà theo cơ quan này nói là có nội dung xấu, không lành mạnh lên mạng Internet. Ngành Văn hoá Thông Tin cũng phải làm việc với Ban Tư tưởng Trung ương để qui định những chuẩn cho một tổng biên tập báo điện tử, ngoài ra còn phải làm việc với các cơ quan chủ quản để chấn chỉnh và củng cố đội ngũ tổng biên tập các báo điện tử.

Hà Nội yêu cầu Bộ Bưu Chính Viễn Thông là cơ quan đang quản lý đường trục quốc gia trong việc chuẩn bị xây dựng pháp lệnh về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet để đưa ra cho chính phủ phê duyệt vào năm tới.

Văn phòng chính phủ yêu cầu các ủy ban nhân dân tình và thành phố phải tham gia chỉ đạo và kiểm tra thường xuyên các đỉêm dịch vụ Internet tại các địa phương.

Nói chung theo tinh thần của thông báo số 99 là phải chấn chính tình trạng các thông tin xấu trên mạng Internet hiện nay. Thế nhưng đây không phải là vấn đề mới mà lâu nay ở các điểm truy cập Internet người quản lý đều phải tuân thủ quy định của Nhà Nước về việc không để khách hàng truy cập vào các trang chủ mà theo Hà Nội là vi phạm chính trị hay độc hại như các trang web sex. Điều này được hai quản lý hai điểm dịch vụ tại Việt Nam cho biết như sau.

Người thứ nhất là điểm dịch vụ tại thành phố Hồ Chí Minh: “Cơ sở nhắc nhở không để khách truy cập trang web xấu. Kinh doanh qua check mail và điện thọai thôi chứ làm mấy việc bậy bạ cũng không lợi gì.” (audio clip)

Và chủ cơ sở truy cập tại một tỉnh ở Bắc Trung Bộ: “Thường xuyên đi kỉểm tra. Còn các trang web xấu là do quảng cáo nhảy ra mà thôi.” (audio clip)

Gần đây nhất là qui định người đến truy cập phải trình chứng minh thư theo quyết định 71 của Bộ Công An, thế nhưng việc thực thi cũng khó như phát biểu của người quản lý tại điểm dịch vụ Internet Sài Gòn: “Có biết sắp tới sẽ thực hiện; những nếu đi check mail mà đem theo chứng minh thì cũng khó; và có người nếu mình hỏi chắc họ sẽ bỏ đi.” (audio clip)

Do những theo dõi rất chặt của nhà cầm quyền, những người muốn tìm hiểu những thông tin mà nhà nước luôn tìm cách che giấu như việc phát triển tư tưởng dân chủ, tự do, đa đảng, đều phải cố tìm cách vượt tường lửa và truy cập qua những máy đặt tại gia đình chứ không thể công khai làm điều đó tại các điểm dịch vụ Internet. Cơ quan chức năng trong ngành bưu chính – viễn thông thường xuyên đặt tường lửa để chặn các trang web của những đài quốc tế cổ xúy cho dân chủ, tự do; ngược lại những người muốn tìm hiểu cũng tìm cách vượt tường lửa không mấy khó khăn.

Hà Nội răn đe những trường hợp vi phạm bằng những bản án thật nghiêm khắc như trong trường hợp những người sử dụng Internet để phổ biến các tư tưởng và tài liệu về dân chủ tự do như các trường hợp của Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình.

Trong thực tế Hà Nội đang lúng túng trong việc kiểm soát tư tưởng của người dân trong khi các phương tiện truyền thông liên lạc phát triển nhanh chóng như hiện nay. Có thể nói không ai có thể cưỡng lại xu thế phát triển đó; tuy nhiên nhà cầm quyền Hà Nội cố được đến đâu hay đến đó trong việc ngăn không cho người dân được tự do tìm hiểu những phong trào, những tư tưởng tiến bộ về dân chủ, tự do được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin liên lạc, đặc biệt qua mạng Internet toàn cầu.


Cấm cafe Internet, thiếu niên Trung Quốc nổi loạn

Tuần qua, nhân viên một quan bar nối mạng đã phải bỏ chạy sau khi bị một nhóm 16 thiếu niên tấn công với lý do quán không cho họ vào dùng dịch vụ. Điểm truy cập này đã trở nên tan hoang sau khi bị “oanh kích” bằng những chiếc thùng rác và bình cứu hỏa.

Trước đó, nhóm thiếu niên này còn dọa đánh tất cả những ai “đòi xem chứng minh thư” của họ sau khi không được vào cafe Net. Đây là trường hợp mới nhất sau một loạt vụ tấn công vào các quan bar có dịch vụ mạng ở Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây, miền Tây Bắc Trung Quốc. Ngòi nổ của những hành động nói trên là việc chính quyền trung ương ra lệnh cấm người chưa đến tuổi thành niên vào những nơi này. Trong một vụ khác, hai nhân viên phục vụ quán cafe Internet ở Thượng Hải đã bị giết chết sau một cuộc cãi lộn về việc sử dụng máy tính. Gần 10 người đàn ông đã đuổi đánh 2 nhân viên này trước khi dùng vật nhọn đâm chết họ.

Nhà nước Trung Quốc đang lo ngại Internet có thể đầu độc đầu óc của thế hệ trẻ, do đó, trong hai tháng qua, họ đã đóng cửa hơn 8.600 quán cafe Internet vì lo ngại những địa điểm này có thể ảnh hưởng tới “sức khỏe tinh thần” của thanh thiếu niên và phát tán những thông tin trực tuyến không lành mạnh. Bên cạnh đó, nhà chức trách địa phương còn quy định tất cả các điểm truy cập không được hoạt động trong khu dân cư hoặc trong phạm vi 200 m xung quanh các trường trung học và tiểu học.

Theo VNE-Register


Bị phạt tù vì rao bán con trên mạng

Moira Greenslade, 33 tuổi, cư trú tại Keighley, miền Bắc nước Anh, đã phải trả giá vì tội lừa đảo, bán đứa con chưa ra đời của mình cho 2 cặp vợ chồng qua một website.

Greenslade bị tòa án Leeds Crown tuyên phạt 2 năm tù giam với các tội danh lừa gạt tiền bạc và vi phạm đạo luật nhận con nuôi. Thẩm phán Richard Henriques cho rằng hành động của Greenslade đã làm ảnh hưởng đến uy tín của dịch vụ nhận con nuôi đang hoạt động ở xứ sở sương mù. "Các đôi vợ chồng hiếm muộn thường khao khát được nhận con nuôi. Những kẻ cơ hội đã lợi dụng tâm lý đó để tìm cách moi tiền của họ".

Theo các công tố viên, tháng 2 năm ngoái, qua Internet, Greenslade đã thỏa thuận bán con mình với giá 16.000 USD cho Mark và Michelle Johnson (người Scotland). Hai vợ chồng này đã trả trước 2.700 USD. Tiếp đến, cô ta lại nhận 1.800 USD của cặp vợ chồng khác là Peter và Sharon Robinson-Hudson sống ở Wrexham, miền bắc xứ Wales với một thỏa thuận tương tự như hợp đồng đầu tiên nhưng rẻ hơn - 9.000 USD.

Sau đó, Greenslade hủy cả hai hợp đồng trên một cách chóng vánh trước khi đứa bé gái chào đời. Thế là cặp vợ chồng Robinson-Hudson lập tức khiếu nại lên cảnh sát. ả này đã bị bắt giữ hôm 11/12 ngay sau khi sinh tại Southampton, miền Nam nước Anh.

Cảnh sát cho biết kẻ lừa đảo còn tiếp tục ký hợp đồng bán con cho đôi vợ chồng thứ ba là Janet và Andrew Rashley ở Southampton. Hai người này đã trực sẵn ở bệnh viện chờ đứa bé ra đời nhưng không đưa cho Greenslade một đồng nào.

Theo Janet Rashley, khi vợ chồng cô đón tay đứa con của Greenslade, một người làm từ thiện đã nói với họ về 2 cặp vợ chồng kia. "Chúng tôi tìm gặp Moira và yêu cầu cho biết điều gì đang xảy ra, nhưng cô ta đã không thốt lên nổi một câu nào", Rashley nói.
 


Việt Nam Kiểm Soát Việc Sử Dụng Mạng Lưới Internet

Nguyên Nam - ABC

VN lại mới ban hành thêm một số đạo luật khắt khe để kiểm soát việc sử dụng mạng lưới Internet với dụng ý không cho những thành phần đối kháng có điều kiện bày tỏ ý kiến của mình trên mạng internet.

Để hiểu rõ vấn đề hơn, mời quí vị theo dõi bài tường thuật sau đây của TTX AFP.

Hôm qua, tờ An Ninh Thế Giới loan tin rằng, nhà nước cần phải ban hành những luật lệ mới để kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động trên mạng internet.

Chiếu theo quyết định số 71 được áp dụng từ tháng Ba năm nay, mọi hành động lạm dụng mạng internet để phá rối trật tự trị an, hay vi phạm thuần phong mỹ tục trong nước đều bị cấm chỉ tuyệt đối.

Mọi thông tin, cũng như tư liệu hay dữ kiện trên mạng internet nhưng được xem là bí mật nhà nước đều bị cấm chỉ tàng trữ

Hơn nữa, dân chúng cũng không được phép tra cứu các khu mạng đã bị nhà nước dùng bức tường lửa để ngăn chặn.

Những người làm chủ các tiệm cà phê internet cũng phải tuân thủ rất nhiều điều lệ khác bằng không sẽ bị truy tố.

Một trong những điều lệ này là chủ nhân phải ghi lại đầy đủ chi tiết liên quan đến khách hàng.

VN hiện có vào khoảng 80 triệu người. Nhưng chỉ có chừng 3,2% vào mạng internet để truy cập.

Hầu hết những người này truy cập tin tức tại các quán cà phê Internet.

Một số đông các nhà phân tích thời cuộc nhận định rằng, Hà Nội chủ trương kiểm soát và kiểm duyệt mạng internet để không cho mạng lưới thông tin toàn cầu này trở thành phương tiện chống đối nhà cầm quyền, và đây chính là yếu tố quan trọng nhất khiến cho việc sử dụng mạng internet ở VN không thể tăng triển được.

Ngay từ tháng Sáu năm 2002, Thủ Tướng Phan văn Khải cũng đã ban hành một sắc lệnh đòi hỏi các quán cà phê Internet phải có biện pháp để không cho khách hàng vào xem các khu mạng phổ biến hình ảnh hay tài liệu khiêu dâm, cũng như những khu mạng lưu trữ các bí mật nhà nước hay tài liệu phản động.

Vào hôm 31 tháng Mười Hai năm 2003, nhân vật bất đồng chính kiến Nguyễn vũ Bình đã bị kết tội liên lạc với các tổ chức phản động nước ngoài cũng như viết và trao đổi bài vở bóp méo các chính sách của đảng và nhà nước.

Tuy nhiên, ông đã bác bỏ bản cáo trạng này.

Ông đã bị câu lưu từ tháng Chín năm 2002 sau khi phổ biết bài vở trên mạng internet với nội dung phê phán bản hiệp ước biên giới giữa VN và TQ.

Ông kháng án, nhưng vào hôm mùng 5 vừa rồi, tòa án VN đã quyết định duy trì bản án cũ. Có nghĩa là ông sẽ vẫn phải ở tù 7 năm và quản thúc 3 năm như phán quyết trước đây.

Trước khi xảy ra vụ này, thì cũng đã có nhiều ký giả hay thành phần trí thức khác đã bị bắt và bị xét xử trong vòng 2 năm qua chỉ vì họ xử dụng mạng internet để bày tỏ lập trường chống đối của mình.

Theo như các tổ chức nhân quyền trên thế giới, chính quyền Hà Nội đã mượn vấn đề an ninh quốc gia để lấy cớ bịt miệng những người dám lên tiếng chỉ trích chế độ độc đảng ở VN.

   

 

 kỹ nghệ - giáo dục & y tế


 

Courtesy: NASA


  82- Chế độ độc tài muốn xử dụng nhưng sợ internet.                                                                   Sưu tầm 
  83- Tốc độ bay & thôn thạch và sao băng .                                                                                    Tích hợp 
  84-
Hàn Quốc: Nơi Internet cần thiết như oxygen
.                                                                        Minh Tú 
  85-
Giáo viên quốc tế bàn về khai thác Kỹ nghệ Thông Ttin trong giáo dục.                              Sưu tầm  
 
86- Một ngày không Internet?                                                                                                Hằng Phương 
  87-
Thời đại không dây.                                                                                                                Mạnh Kim 
  88- Internet xuyên qua màn đêm (với người khiếm thị)...                                              Vi Thảo -Tuổi Trẻ 
  89- Giới thiệu Paltalk 'Vấn đáp Sống Khỏe' & tin Y tế .                                BS Nguyễn Quyền Tài,M.D

vhvt-10
Trở lại trang chính