vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  điêu khắc



 

 


    
Trại Điêu khắc Quốc tế đă sẵn sàng

(VietNamNet) - 23 nhà điêu khắc Quốc tế và 10 nhà điêu khắc Việt Namđă đăng kư chính thức tham gia Trại Sáng tác Điêu khắc Quốc tế tại Huế. Công tác chuẩn bị cho sự kiện mở màn Festival Huế 2004 đă hoàn tất.

Tác phẩm điêu khắc
bên bờ sông Hương, TP Huế.

Nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2004, Trại ĐIêu khắc Quốc tế sẽ diễn ra từ ngày 10/5 đến khi Festival kết thúc. Theo nhà điêu khắc Nguyễn Hiền, Chủ nhiệm Khoa Điêu khắc (ĐH Nghệ thuật Huế) - Phó Ban điều hành các Trại Điêu khắc Quốc tế tại Huế - công tác chuẩn bị đă ổn thỏa. Ông nói: "Nguyên vật liệu chuẩn bị cho Trại đă được tập kết xuống công trường. Trong ngày (27/4), phần việc này sẽ hoàn thành. 20 tảng đá, mỗi tảng khoảng 2m3 cùng với inox, đồng, nhôm, máy khoan, máy cắt đá,.. đă được chúng tôi chuẩn bị đầy đủ. Với khối lượng nguyên vật liệu này, các nhà điêu khắc có thể thoải mái thể hiện các ư tưởng của ḿnh".

Trong những ngày này, nhiều nhà điêu khắc quốc tế đă đến Huế khảo sát địa h́nh và làm quen với nguyên vật liệu. Chuyến đi thực tế giúp họ có những ư tưởng mới lạ cho tác phẩm của ḿnh và đôi lúc c̣n t́m được đối tác để h́nh thành những tác phẩm chung. Tại Festival 2002, nhà điêu khắc Kajimoto Ryoe (Nhật Bản) và Mai Thu Vân (Hà Nội) đă có một sự kết hợp rất thành công. Kajimoto thích những cây gỗ tràm uốn éo ngô nghê, c̣n Thu Vân th́ lại chọn loại đá trắng mang từ núi Nhồi (Thanh Hóa). Bằng cách thể hiện tác phẩm đầy chất ngẫu hứng, Kajimoto Ryoevà Mai Thu Vân đă tạo bất ngờ với đồng nghiệp và công chúng.

Theo ông Hiền, khó khăn duy nhất mà Ban tổ chức (BTC) lo ngại lúc này là khâu đón tiếp các nhà điêu khắc và cách ứng xử sao cho linh hoạt giữa các nhà điêu khắc trong nước và quốc tế.

Tác phẩm
điêu khắc dân gian.

Cùng nằm trong khuôn khổ Festival Huế 2004, nhưng Trại sáng tác dân gian lại không được "xuôi chèo" như Trại Điêu khắc Quốc tế. Sau nhiều cuộc bàn thảo, Trại sáng tác dân gian được phép chuyển quyền đăng cai cho BTC Festival Huế. Mặc dù ông Lê Viết Xuân, Phó Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên-Huế nhấn mạnh, đă có quyết định và phương thức tổ chức Trại nhưng các thành viên dự kiến của Ban điều hành đều chưa có thông tin chính thức. Ông Mai Khắc Ứng - thành viên dự kiến của Ban điều hành cho biết, ông chưa có thêm thông tin ǵ sau cuộc họp đi đến quyết định chuyển quyền tổ chức Trại từ Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Dân gian Huế sang Ban tổ chức Festival.

Với ông Nguyễn Hiền - người có tên trong Ban điều hành cũng vậy. Ông Hiền cho biết: "Dự kiến ngày 3/5 sẽ khai mạc đợt 1 của Trại sáng tác dân gian nhưng cho đến lúc này (26/4), tôi vẫn chưa nhận được quyết định chính thức".

Theo kế hoạch Trại sáng tác dân gian được chia thành 2 đợt. Đợt 1 bắt đầu từ ngày 3/5 với sự góp mặt của các nghệ nhân tại Huế. Đợt 2 sẽ diễn ra cùng thời điểm Festival Huế (12-20/6) với sự góp mặt của các nghệ nhân đến từ Tây Nguyên. Không biết, sự chậm trễ trong khâu tổ chức có ảnh hưởng tới chất lượng chuyên môn của Trại.

Hai trại điêu khắc, hai sắc màu riêng biệt. Với Trại quốc tế, cho dù không c̣n tính bất ngờ, nhưng BTC hy vọng với những nhà điêu khắc có kinh nghiệm, những tác phẩm của họ sẽ mang tính chuyên sâu và sẽ hấp dẫn khán giả đặc biệt là những người trong nghề. C̣n với Trại dân gian, đây là lần đầu tiên xuất hiện, tính mới lạ sẽ là điểm đáng chú ư. Tuy nhiên, v́ là một loại h́nh sáng tác mang nhiều tính tâm linh nên rất cần đến những người tổ chức có bản lĩnh.

  • Nguyễn Thanh


Tượng nhà mồ đến Huế

(VietNamNet) - Chỉ trên một khúc gỗ, không phác thảo và ngày này sang ngày khác, trên những cây gỗ to sù ś cứ hiện dần lên những dáng dấp, h́nh người, những tư thế cùng những chi tiết đa dạng của đàn ông, đàn bà, trẻ nhỏ... 

Tượng nhà mồ ở Tây Nguyên.

V́ thường được sáng tác trong những buổi lễ bỏ mả, nên người ta vẫn quen gọi những tác phẩm của h́nh thức nghệ thuật dân gian này là tượng nhà mồ. Tượng nhà mồ sẽ xuất hiện tại Trại sáng tác dân gian do Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa dân gian Huế tổ chức tại TP Huế.

VietNamNet đă có cuộc tṛ chuyện với nhà nghiên cứu dân gian Mai Khắc Ứng - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa dân gian xung quanh Trại điêu khắc này.

- Thưa ông, xuất phát từ đâu ông mong muốn tổ chức một trại sáng tác điêu khắc dân gian đầu tiên tại Huế?

- Xuất phát ư tưởng tổ chức “Trại Điêu khắc dân gian" tại Huế đối với tôi quả thực là một câu chuyện dài. Tôi chỉ xin gói gọn như sau: Là một cán bộ của Viện Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đầu tháng 5/1975, tôi được Bộ VH-TT cử lên một số tỉnh Tây Nguyên miền Trung giúp xây dựng đội ngũ cán bộ bảo tàng tỉnh. Công việc của tôi trong thời gian này là hướng dẫn các bạn trẻ mới vào nghề biết cách ghi chép, sưu tầm, kiểm kê và bảo quản hiện vật. Sau đó trực tiếp xây dựng Bảo tàng Buôn Ma Thuột. Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp cận với một kho tàng văn hóa bản địa đặc sắc. Thế rồi tôi có bạn, vốn là những người mà qua thời gian hướng dẫn nghiệp vụ tôi nhận ra tấm ḷng chân thành của họ. Y Khang, ở buôn A Nu; Y Ben, ở buôn Đ’rao; Y Ngăm, ở buôn Trinh, huyện Buôn Hồ (nay đổi là Krông Búk), H’Băm ở buôn A Lê A ... là những người đầu tiên đưa đến cho tôi sự nồng ấm Tây Nguyên. Có lần tôi về buôn A Nu với Y Khang và được chiêm ngưỡng một ngôi nhà dài ngót 100m của ḍng họ M’lô. Tôi sững sờ trước vẻ đẹp hùng vĩ của một công tŕnh kiến trúc thuộc loại h́nh cư trú và tôi bất ngờ bởi những tác phẩm điêu khắc tuyệt vời của ngôi nhà này. Từ cột lễ ngoài sân, cầu thang lên sàn, cột Mẹ pḥng tiếp khách... đều toát lên một tiềm năng văn hóa rực rỡ. Vậy là Tây Nguyên h́nh tượng và Tây Nguyên âm thanh ùa vào tôi náo nức mà bồi hồi. Tôi nhận thấy ḿnh là con cháu ngoại của cộng đồng cư dân, chủ nhân của kho tàng văn hóa này. Từ đó tôi mang Tây Nguyên đi khắp mọi nẻo đường đất nước.

Ngày 15/12/1980, tôi trở thành cán bộ ngành Bảo tàng thuộc Sở Văn hóa Thông tin B́nh Trị Thiên. Tôi xin được làm phụ tá về mặt nghiệp vụ cho ông Trưởng ban Quản lư di tích Huế (nay là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế - tên gọi này do tôi đề xuất thay tên gọi Công ty Quản lư di tích Huế trước đó).

Huế không chỉ là dấu nối Bắc - Nam, dấu nối khí hậu, dấu nối lịch sử, dấu nối động thực vật... Huế c̣n là dấu nối của mọi dấu nối. Văn hóa dân gian là dấu nối mà tôi muốn nghĩ đến.

Ư tưởng tổ chức Trại Điêu khắc Dân gian nhằm góp phần khuyến khích, phục hồi và bảo tồn một dạng di sản văn hóa vô thể đang có nguy cơ phôi pha, nằm trong mục tiêu hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Dân gian Huế. Điểm xuất phát chính là ở đó.

- Ông có thể giới thiệu về h́nh thức nghệ thuật dân gian này?

- Giới thiệu về h́nh thức nghệ thuật dân gian, đối với tôi quả thật là người ngoại đạo. Các nhà nghiên cứu mỹ thuật, các họa sĩ điêu khắc tài danh mới đủ hiểu biết để làm việc này. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu văn hóa tôi nói một câu nôm na là: đơn giản, tự nhiên, tự do, đa dạng, phong phú và tuyệt vời.

Đơn giản bởi thao tác không mang tính bài bản chuyên nghiệp. Không làm theo kiểu thuộc bài như thợ điêu khắc ở các công ty, các làng nghề. Cần th́ làm. Hứng lên th́ làm. Tác giả chính là những người lao động lam lũ với mưa nắng, đất nước trên nương rẫy, thường ngày lo củ khoai củ sắn, nắm củi mớ rau, không mấy bận tâm đến nghệ thuật. Gặp việc là ŕu, là gỗ cứ thế mà phang ra tác phẩm thôi. Đôi khi tư duy nảy sinh tự nhiên từ nguyên liệu. Tôi nói từ nguyên liệu bởi chủ yếu là gỗ rừng. Gỗ th́ muôn h́nh vạn trạng. Dáng của gốc, thân, cành ... mỗi nơi, mỗi thứ một khác. Đôi khi chính điều đó lại gợi nên tư duy nghệ thuật của các “nhà điêu khắc dân gian”. Ví như một thân cây có hai cành gần bằng nhau tạo thành chữ V hẹp được gia công sơ sài rồi dựng ngược lại thế là có một pho tượng người đang bước. Tự nhiên, tự do, đa dạng, phong phú bắt nguồn từ đó.

Tuyệt vời, bởi không thể chê vào đâu. Giản đơn bao nhiêu th́ sinh động bấy nhiêu. Có một lần tôi đi lang thang vào vùng sâu của huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Tôi bàng hoàng trước hàng cọc rào giữa một băi cỏ gianh. Vài nhát ŕu phạt dọc. Vài nhát ŕu chặt ngang. Ít thôi nhưng điêu luyện lắm. Ai đó đă làm nên một hàng tượng gỗ các cô gái Tây Nguyên. Hoàng hôn, hàng cọc rào này thấp thoáng in h́nh lên nền trời, xen kẽ với đôi ba tượng chim Trinh thảo nguyên sao mà huyền diệu vậy.

H́nh thức. Là thế đó. Sản phẩm của tâm hồn hiện lên trên từng thớ gỗ bằng công cụ lao động giản đơn thường ngày. Những nhát ŕu. Vâng! Những nhát ŕu vẫn nhảy múa giữa hoàng hôn Cao nguyên.

- Chắc hẳn các ông đă lên kế hoạch tổ chức Trại điêu khắc này rất chi tiết?

- Đúng vậy! Chúng tôi đă chia việc cho nhau theo “thế mạnh” của mỗi người. Trước tiên là đi đến tận nhà bạn, những người nghệ nhân dân gian mà chúng tôi đă từng hàn huyên, đă từng nhường nhau, giành nhau, ép nhau qua những cần rượu “mút”, để nói với họ về mơ ước có một dịp tổ chức trại điêu khắc với nhau. Ai vui ḷng chúng tôi ghi nhớ và ḥ hẹn ngày đón, ngày đưa chu tất. Gần là các huyện miền núi ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Xa là các huyện thuộc ba tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Phương tiện đi về bằng xe, tàu, máy bay tùy bạn muốn.

Bởi là lần đầu tổ chức trại điêu khắc dân gian, chúng tôi chưa có kinh nghiệm, chưa được sẻ chia, nên khó khăn và trở ngại sẽ rất nhiều. 6 tỉnh đă là quá tải. Nếu chúng tôi đón được ở mỗi tỉnh khoảng 5 người th́ về con số coi như đúng với dự định. Chúng tôi thỏa thuận trước với bạn bè (các nghệ nhân dân gian) là hăy mang theo ŕu (công cụ lao động chủ yếu của họ) và quần áo truyền thống. Nguyên liệu (chủ yếu là gỗ) chúng tôi chuẩn bị trước và không lấy của rừng quốc gia. Tất nhiên cũng phải nhiều loại và nhất là nhiều kích thước h́nh dáng khác nhau.

Một điều phải tính đến là: các nhà điêu khắc này chỉ tạo nên tác phẩm trong môi trường tâm linh với tín ngưỡng dân gian. Thường là trong các dịp bỏ mả để vĩnh biệt những hồn ma thân thương. Điêu khắc trong không gian tâm linh, theo tư duy tâm linh, nghệ thuật cũng sẽ bay bổng theo tâm hồn tác giả.

Mời họ về Huế là tách họ ra khỏi môi trường nghệ thuật kỳ ảo đó, th́ khó có tác phẩm như ư. Để bù đắp phần nào, chúng tôi sẽ tổ chức uống rượu cần và đánh cồng chiêng thường xuyên trong thời gian sáng tạo nghệ thuật.

Điều mong muốn của chúng tôi là làm sống lại, phấn chấn lên một loại h́nh di sản văn hóa vô thể đang có nguy cơ lụi tàn. May ra trong lần tổ chức này chúng tôi sẽ dựng được một số cột lễ (tế) của những tộc người ở Trường Sơn và Tây Nguyên làm cơ sở bổ sung thành một hệ thống cột lễ hoàn hảo mang tầm khu vực trong tương lai không xa. Nếu có sự hiểu biết và được chia sẻ.

Tôi nghĩ rằng: qua các tác phẩm điêu khắc dân gian, trong đó có cột lễ sẽ giúp mọi người nhận ra nhau từ quá khứ. Lâu nay ta nói nhiều về hội nhập. Điều đó là một tín hiệu vui. Nhưng, muốn hội nhập thực sự, trước tiên ta phải biết ta là ai. Biết bạn bè là ai.

- Trại Điêu khắc dân gian sẽ được tiến hành vào thời điểm nào?

 chuẩn bị.

- Nếu Ban tổ chức Festival Huế 2004 đồng ư đưa vào hoạt động của Festival, Trại Điêu khắc dân gian sẽ diễn ra từ 25/5 đến 20/6, cùng thời điểm với Trại Sáng tác điêu khắc quốc tế. Nếu không, chúng tôi dự định sẽ tổ chức vào đầu tháng 5. Địa điểm được chọn tổ chức sự kiện này là Làng Văn hóa Về nguồn nằm bên bờ Bắc sông Hương. . 

- Ông có thể giới thiệu đôi nét về Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa dân gian - đơn vị chủ tŕ của hoạt động này?

- Làm bảo tàng ở Huế mà chỉ xoay quanh sự ra đời xứ Thuận Hóa, xoay quanh câu chuyện Công chúa Huyền Trân, xoay quanh Thủ phủ chúa và Kinh đô vua Nguyễn... th́ mới chỉ nh́n thấy đầu ngọn ngành mà chưa thấy cội rễ.

Vài ba anh em chúng tôi nghĩ vậy mới rủ nhau thành lập Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa dân gian Huế, một tổ chức “phi chính phủ” hoạt động trên lĩnh vức văn hóa theo tinh thần “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, từ Nghị quyết V, của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, cụ thể hóa bằng Nghị định số 73/1999/NĐ-CP “Về chính sách khuyến khích xă hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao”, ban hành ngày 19/8/1999.

Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa dân gian Huế dự định xây dựng Làng Văn hóa Về nguồn với hợp thể hai cụm văn hóa NÚI - BIỂN (Tiên - Rồng) để tổ thành một địa chỉ nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, giới thiệu các loại h́nh di sản văn hóa dân gian vùng văn hóa Huế (tôi quan niệm vùng văn hóa Huế là một trong 4 vùng văn hóa Bắc miền Trung nước Việt: Thanh - Nghệ - Huế - Quảng), làm cơ sở ban đầu để nghiên cứu những mối quan hệ giữa các cộng đồng dân cư trong quá khứ.

  • Nguyễn Thanh

 

 

   

 

  mỹ thuật   


 



Picasso tự họa
 


 
55- Nghệ phẩm"Che chở" của Thân Nguyên đạt thứ hạng cao.                                                   Tích hợp
  56-
Nhiếp ảnh gia Huỳnh Ngọc Dân: 100 máy ảnh... bám bụi thời gian.                                    Sưu tầm
  57-
Triển lãm Lê Quảng Hà bị đóng cửa.                                                                                               BBC 
  58- Họa sĩ Đỗ Quang Em: Tôi là con ếch ngồi đáy giếng..                                                          Quang Thi 
  59-
Thiên tài họa sĩ Picasso.                                                                                                               Sưu tầm
  60-
 Trại Điêu khắc Quốc tế đă sẵn sàng.                                                                              Nguyễn Thanh

vhvt-10
Trở lại trang chính