vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  điện ảnh



 

 

 

Nguyễn Văn Nam nói về cổ phần hóa hãng phim truyện

"Chúng tôi lo ngại không biết có đủ tiền mua cổ phần không, và mua rồi nó sẽ hoạt động ra sao. Thực tế, người có thiện ý thì không có tiền. Còn người có tiền chưa chắc đã kinh doanh phim", ông Nguyễn Văn Nam - Giám đốc hãng phim truyện VN nói về dự thảo cổ phần hóa một số hãng phim truyện.

- Theo ông, vấn đề khó nhất khi thực hiện dự thảo này là gì?

- Là tiêu thụ sản phẩm thế nào. Chúng tôi cũng mong có Luật Điện ảnh để biết rõ mình kinh doanh, sản xuất cái gì là hợp lê, là suôn sẻ. Chúng ta từng có khoảng 8.000 rạp, bãi, đội chiếu phim, thử hỏi bây giờ còn lại bao nhiêu. Nói một cách nghiêm chỉnh, thế hệ chúng tôi ở hãng chưa được đào tạo về kinh doanh thực sự bài bản. Mình làm phim tuyên truyền quen rồi, bây giờ phải tìm hiểu thị hiếu khán giả, làm phim có người xem không đơn giản gì.

Một trong những việc khó khăn nữa là xử lý lao động. Hãng phim truyện VN từng có khoảng 600 người, nay chỉ còn 200, nghĩa là đã giảm 2/3 rồi. Riêng bộ phận diễn viên chỉ còn 12 người, trong đó người trẻ nhất cũng đã 46 tuổi. Đó là những người kiên trì và sống chết với điện ảnh, bởi xét ra lương bình quân tính theo đầu người ở Hãng bây giờ chỉ 800 nghìn đồng/tháng.

- Hãng của ông sẽ gặp trở ngại gì khi là một trong 3 Hãng phim dự kiến tiến hành cổ phần trước tiên?

- Chỉ đơn phương 3 Hãng phim truyện cổ phần thì không ổn, bởi đâu chỉ có sản xuất và phát hành, rạp chiếu và các đơn vị liên đới cũng cần chung lưng đấu cật. Giả sử Hãng phim cổ phần hóa, nhưng mang phim sang Trung tâm in tráng hoặc rạp chiếu vẫn là đơn vị sự nghiệp, họ không chào mời thì chỉ có mình chịu thiệt. Ví dụ, họ bố trí phim mình vào rạp nhỏ, chiếu lúc 2 giờ chiều thì làm gì có khán giả.

Tôi không quan niệm mình cổ phần thì kéo theo các bộ phận khác cũng phải cổ phần để cùng chết, nhưng cả ngành cùng cổ phần hóa thì mới năng động, làm việc tận lực và sống chết với nghề.

- Nhưng phim tài liệu, phim hoạt hình, nếu cũng phải cổ phần để làm ăn có lãi nghe chừng khó quá?

- Đã cổ phần thì bắt buộc phải năng động. Hãng Walt Disney sao họ vẫn làm được những phim hay và nổi tiếng như thế? Hay có những phim tài liệu nhiều người muốn mua? Tôi tôn trọng các loại hình đó. Nhưng nếu làm những phim hoạt hình, tài liệu mà không chiếu rạp, cũng chẳng chiếu truyền hình... thì làm thế nào?

- Từ đơn vị sự nghiệp sang công ty cổ phần, đồng nghĩa phải chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Là người đứng đầu Hãng, ông có e ngại mình không còn giữ được vị trí lãnh đạo không, hay để kệ cho người khác chèo chống?

- Công ty cổ phần sẽ có những quyết sách để làm được những việc cực kỳ năng động. Khi đã là công ty cổ phần, công ty TNHH thì cũng giống bóng đá thôi. Người ta có quyền thuê huấn luyện viên, cầu thủ (cũng như thuê đạo diễn, diễn viên... ). Thuê ở đâu thì tùy nhưng những thành phần ấy thuần túy là tài năng.

Cũng có người hỏi tôi nếu giả sử bị thải ra thì tôi sẽ làm thế nào? Xét về mặt cá nhân thì đơn giản lắm. Tôi may mắn có gần 30 năm công tác rồi, có thể xin về hưu. Tôi sẽ cùng anh em nghiên cứu điều kiện, hồ sơ, dự kiến thành lập ban chuyển đổi thành lập của Hãng... Phải cân nhắc, suy nghĩ thận trọng, vì tính đến thời điểm tháng 12/2005 thì chúng tôi còn một năm 8 tháng nữa. Trước mắt, Hãng sẽ tạm dừng tuyển lao động mới, rà soát kiểm tra đầy đủ công nợ, không loại trừ trường hợp kiểm kê tài sản, dự trù số lao động.

(Theo Tiền Phong)

 

   

 

 điện ảnh - sân khấu


 



 

 
  19- Phim "Green Dragon" (Rồng Xanh): trang sử đầu của người Mỹ gốc Việt.                    Bùi Văn Phú 
  20-
51 triệu người xem phần cuối của Friends.                                                                                       BBC 
  21- Nghệ sĩ Phùng Há - 94 tuổi, một ngày bình yên…                                                             Trân Huyền 
  22- Lo âu và cổ phần hóa (giải tư) hãng phim truyện.                                                               Tiền Phong 
  23- Nỗi lo hậu giải thưởng ở cải lương.                                                                                            Bảo Lưu

  24- Điện ảnh Cannes.                                                                                       Tường trình  của Người Việt
  25- Phim tài liệu chống Bush giành Cành Cọ Vàng.                                                                      Tích hợp 
  26- Chiến tranh vẫn là bi kịch'.                                                                                                               BBC

vhvt-10
Trở lại trang chính