vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  điện ảnh



 

 


Moore và phim Châu Á thắng lớn tại Cannes
**********

Cannes 2004: Kinh ngạc châu á

Trương Mạn Ngọc trong lễ trao giải.

Dù để tuột mất Cành cọ vàng về tay đạo diễn Mỹ Michael Moore (với bộ phim tài liệu bài Bush Fahrenheit 11/9), điện ảnh các nước đến từ phương Đông vẫn thắng lớn tại liên hoan phim lần thứ 57 với một loạt giải thưởng quan trọng: Nữ diễn viên xuất sắc, Nam diễn viên xuất sắc, Giải thưởng lớn và Giải thưởng đặc biệt. 
* Trương Mạn Ngọc: 'Tôi là người hạnh phúc nhất'

Fahrenheit 11/9 công kích cách nước Mỹ và Nhà Trắng phản ứng về vụ 11/9 đồng thời chỉ ra những quan hệ bí mật giữa gia đình Bush và hoàng gia ảrập Xêút, trong đó có gia đình bin Laden, cũng như đả kích cuộc chiến ở Iraq. Đây là lần đầu tiên một bộ phim tài liệu được tôn vinh ở vị trí cao nhất của LHP Cannes kể từ năm 1965.

Nam diễn viên người Nhật Yagura Yuuyi.

Qua mặt rất nhiều tên tuổi lớn, cậu bé 14 tuổi người Nhật Bản Yagura Yuuyi đã được trao giải Nam diễn viên xuất sắc với diễn xuất trong phim Nobody Knows - kể về 4 anh em bị mẹ bỏ rơi phải tự bươn chải mưu sinh ở thủ đô Tokyo.

Trương Mạn Ngọc đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc với vai diễn trong phim Clean của người chồng cũ - đạo diễn Pháp Olivier Assayas. Tác phẩm kể về một người phụ nữ nghiện ma tuý tìm cách làm lại cuộc đời và giành lại con sau khi bạn trai là một ngôi sao nhạc rock chết vì dùng heroin quá liều.

Giải thưởng lớn – á quân - được trao cho bộ phim Hàn Quốc Old Boy. Đây là câu chuyện kể về sự báo thù của một người đàn ông sau nhiều năm bị tống giam vô cớ. Phim Tropical Malady của đạo diễn trẻ Thái Lan lần đầu dự Cannes Apichatpong Weerasethakul nhận được giải thưởng đặc biệt của ban giám khảo.

V.H.

Thể loại phim dài

1. Giải Cành cọ vàng (Palme D'or): Fahrenheit 9/11(Michael Moore, Mỹ)
2. Giải thưởng lớn: Old Boy (Park Chan Wook, Hàn Quốc)
3. Nam diễn viên xuất sắc: Yuuya Yagira (phim Nobody Knows, Nhật)
4. Nữ diễn viên xuất sắc: Trương Mạn Ngọc (phim Clean, Hong Kong)
5. Đạo diễn xuất sắc: Tony Gatlif (phim Exils, Pháp)
6. Kịch bản xuất sắc: Agnès Jaoui và Jean-Pierre Bacri (phim Comme une Image, Pháp)

Giải thưởng Ban giám khảo: 
 1.Tropical Malady (Apichatpong Weerasethakul, Thái Lan)
 2. Diễn viên Irma P. Hall (phim The Ladykillers của anh em nhà Coen, Mỹ)

Thể loại phim ngắn: 

Giải Palme D'or: Traffic (Catalin Mitulescu, Rumany)
Giải thưởng Ban giám khảo: Flatlife (Jonas Geirnaert, Bỉ)

Trương Mạn Ngọc: 'Tôi là người hạnh phúc nhất'

“Đây thực sự là khoảnh khắc kỳ diệu trong đời tôi”, nữ minh tinh thổ lộ tại lễ trao giải LHP Cannes khi nhận danh hiệu Nữ diễn viên chính xuất sắc. Trương Mạn Ngọc đã lột tả xuất sắc tâm trạng của một người mẹ đấu tranh giành quyền nuôi con.

Bộ phim Clean của đạo diễn Olivier Assayas nói về Emily, vợ góa của một ngôi sao nhạc rock qua đời vì sốc thuốc. Người phụ nữ này đã nỗ lực từ bỏ ma túy và làm lại cuộc đời. Sau khi ra khỏi tù, cô đã tìm cách giành lại đứa con trai từ tay cha mẹ chồng.

Từng đóng nhiều vai lớn trong suốt 2 thập kỷ qua, nữ minh tinh 40 tuổi cho biết vai bà mẹ trong Clean là thách thức lớn đối với cô.

“Đó là một vai diễn khó. Các đạo diễn khác có thể để tôi đóng các loại vai khác nhau, kể cả vào vai một kẻ nghiện ngập. Nhưng chỉ có Olivier tin tưởng tôi để cho tôi diễn như những gì tôi cảm nhận”.

Còn đạo diễn Olivier nói: “Cô ấy đã khám phá bản thân khi thoát khỏi những gì người ta tưởng tượng về cô ấy. Tôi muốn làm một bộ phim với thông điệp rằng con người có thể thay đổi”.

Sinh năm 1964 tại Hong Kong, Trương Mạn Ngọc cùng gia đình chuyển sang Anh khi cô lên 8 tuổi, nhưng sau đó cô trở lại Hong Kong năm 1981 và theo nghề người mẫu.

Năm 1983, cô tham gia cuộc thi hoa hậu Hong Kong và ký hợp đồng với đài TVB. Sau đó, nữ diễn viên xinh đẹp đã lọt vào mắt xanh của Jackie Chan. Mạn Ngọc đã được giao vai chính trong phim May in Police Story (năm 1985) và trở thành ngôi sao màn bạc sau vai diễn này.

Sau đó, Mạn Ngọc đã hợp tác với đạo diễn Wong Kar Wai và tham gia một số phim như As Tears Go By năm 1988 và Days of Being Wild năm 1990.

Năm 1991, nữ minh tinh này là ngôi sao Trung Quốc đầu tiên giành giải nữ diễn viên xuất sắc trong liên hoan phim Berlin cho vai diễn trong phim Centre Stage.

Ngọc Sơn (theo Chinadaily, AP)

Cannes đổi hướng đi cuộc đời cậu bé Nhật

Yagira gọi điện chúc mừng đạo diễn Hirokazu Koreeda.

“Trước đây cháu không thể xác định sẽ trở thành một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hay diễn viên. Nhưng giờ thì cháu tin là sẽ gắng sức đi theo nghiệp diễn”, Yuuya Yagira thổ lộ hôm qua, sau khi biết tin mình vượt qua nhiều anh tài, và được trao giải Diễn viên xuất sắc tại Cannes 2004.

Tiếc cho cậu bé 14 tuổi không thể ở lại Cannes để tận hưởng phút giây hạnh phúc mà nhiều tên tuổi lớn của nền điện ảnh thế giới cũng không thể có được, vì phải trở về nhà tham dự một kỳ thi.

Dù được các nhà phê bình đánh giá cao về khả năng diễn xuất tinh tế trong Nobody Knows, Yagira vẫn rất khiêm tốn nói rằng cậu diễn theo đúng những chỉ đạo của đạo diễn Hirokazu Koreeda. Cậu bé nói: “Cháu rất hạnh phúc nhưng vẫn tự hỏi là liệu có đúng khi trao giải thưởng lớn như vậy cho cháu không”.

 

Nói chuyện với báo chí tại Tokyo, Yagira cho biết nhận được tin vui qua điện thoại di động. Bạn bè gọi điện và nhắn tin chúc mừng cậu về thành công ngoài sức tưởng tượng đó.

Trong Nobody Knows, Yagira đóng vai cậu anh cả phải cáng đáng và lo lắng cho 3 đứa em sau khi bị mẹ bỏ rơi. Bộ phim dựa trên một câu chuyện có thật.

Diễn viên nam xuất sắc của LHP Cannes tâm sự: “Nếu người lớn xem bộ phim này, cháu muốn nói với họ rằng ‘Đừng bỏ rơi con trẻ, đừng coi chúng chỉ là đồ chơi'”.

Reiko Kubo, nhà phê bình phim tại Tokyo cho rằng Yagira xứng đáng nhận được giải thưởng. “Khi tôi xem bộ phim đó, tôi nghĩ đạo diễn đã đúng khi chọn lựa dàn diễn viên như thế. Nhưng cùng lúc tôi cũng nghi ngờ rằng sự non kém cả về tuổi đời và tuổi nghề liệu có cản trở Yagira toả sáng. Và ban giám khảo đã có con mắt tinh tường”.

Bá Thuỳ (theo BBC)


Phim tài liệu chống Bush giành Cành Cọ Vàng
BBC

Michael Moore

Michael Moore muốn người Mỹ xem bộ phim này trước kỳ bầu cử tới

Đạo diễn Michael Moore của bộ phim tài liệu đầy tranh cãi Fahrenheit có nội dung chống tổng thống Mỹ Bush đã giành giải Cành cọ vàng cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Cannes

Đây là phim tài liệu đầu tiên giành giải thưởng cao nhất kể từ năm 1956 khi phim tài liệu Thế giới Yên lặng của Jacques Cousteau giành giải này.

Phim Fahrenheit 9/11 đi tìm hiểu cuộc chiến tranh Iraq và đưa ra gợi ý về những mối liên quan giữa tổng thống Mỹ George W Bush và một vài gia đình danh thế nhất Arập Xê út trong đó có cả nhà Bin Laden.

Bộ phim mang đậm chất trào phúng nổi tiếng của Michael Moore đã buộc tội ông Bush là gian lận trong kỳ bầu cử năm 2000, tảng lờ trước những cảnh báo khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 trong khi lại cố tình thổi phồng khả năng Mỹ sẽ tiếp tục bị tấn công nhằm lấy sự ủng hộ của dân chúng đối với cuộc chiến tranh Iraq.

Trong bài phát biểu nhận giải thưởng, ông Moore đã hài hước nói “Các vị đã làm gì thế này? Tôi vô cùng bất ngờ trước giải thưởng này. Nếu trong năm nay tôi không làm được gì khác thì tôi cũng chỉ muốn những người đã phải bỏ mạng tại Iraq không phải chết vô nghĩa.

Và để cảm ơn hội đồng xét giải thưởng, ông nói thêm “Các vị đã đảm bảo rằng người Mỹ sẽ xem bộ phim này

Moore và phim Châu Á thắng lớn tại Cannes

TTO - Ngoài Michael Moore nổi lên như một "chiến binh" dũng cảm, có khả năng biến các LHP thành diễn đàn văn hóa phản chiến, LHP Cannes lần này còn chứng kiến thành công rực rỡ của điện ảnh Châu Á.

Đạo diễn Mỹ Michael Moore với phim tài liệu Fahrenheit 9/11 - một bản cáo trạng lên án kiểu hành động với Iraq của tổng thổng Bush và cuộc chiến chống khủng bố - đã đoạt giải thưởng cao nhất tại LHP Cannes

"Tôi rất hy vọng rằng mọi thứ sẽ thay đổi", Moore nói sau khi "mổ xẻ" ông Bush với bộ phim tài liệu gây sốc tấn công nguyên tổng thống Mỹ trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 sắp tới

Trương Mạn Ngọc với giải thưởng nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Cannes

Đạo diễn từng đoạt Oscar này đã được hoan hô nhiệt liệt khi ông được trao giải thưởng  Cành cọ vàng phim hay nhất. Ông nói: "Điều tôi muốn được bảo đảm nếu tôi không làm được điều gì khác trong năm nay là những ai ngã xuống ở Iraq đã không chết một cách vô nghĩa". 

Phim của Moore công kích kịch liệt cách nước Mỹ và Nhà Trắng phản ứng về vụ tấn công ngày 11-9 - 2001, vạch ra những quan hệ bí mật giữa gia đình Bush và hoàng gia Saudis, trong đó có cả gia đình Osama bin Laden, đả kích cuộc chiến ở  Iraq với những cảnh phim về người Iraq bị thương và những tù nhân Iraq bị quân đội Mỹ đối xử tàn tệ.

Miramax đang điều đình để mua lại bản quyền phân phối phim từ hãng Disney với hy vọng phát hành phim tại Mỹ vào tháng bảy. Cách đây 2 năm, phim tài liệu Bowling for Columbine của đạo diễn Moore đã đoạt giải đặc biệt tại Cannes và thu được 120 triệu USD trên toàn thế giới cũng như mang lại cho ông một giải Oscar.

Ngoài "quả bom" Moore, phải nói rằng các phim châu Á đã thống trị đêm trao giải. Với 3 giải thưởng cao nhất tại LHP lớn nhất thế giới này, châu Á giờ đây đã cho thấy họ là một lực lượng  chính thức của nền điện ảnh thế giới.

Tarantino - đạo diễn đã mang phim Kill Bill đến chiếu tại Cannes - đã tỏ lời khen ngợi điện ảnh Châu Á phản ánh được niềm đam mê phim nghệ thuật võ hiệp.

Giải nam diễn viên xuất sắc nhất đã gây ngạc nhiên khi giải được trao cho nam diễn viên nhí của Nhật Bản -Yagura Yuuyi, 14 tuổi với diễn xuất hút hồn trong phim Nobody Knows (Daremo Shiranai, của đạo diễn Hirokazu Koreeda)- phim về bốn đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi phải tự mình lo liệu cuộc sống tại Tokyo. Yagura không có mặt tại đêm trao giải vì phải quay về Nhật dự kỳ thi ở trường.

Nữ diễn viên Hong Kong Trương Mạn Ngọc đoạt giải nữ diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn một người phụ nữ cố gắng chống chọi với cơn ghiền ma túy và giành lại đứa con trai của bà trong phim Clean của đạo diễn Pháp Olivier Assayas.

Giải thưởng lớn đã thuộc về phim bạo lực Hàn Quốc Old Boy - câu chuyện về một người đàn ông bị bỏ tù 15 năm cố tìm ra ai đã bắt giam mình và lý do ông bị tống giam.

Nước chủ nhà tại LHP cũng có hai giải thưởng. Agnes Jaoui và Jean-Pierre Bacri đoạt giải kịch bản hay nhất cho phim Comme une Image của Jaoui - câu chuyện về niềm tuyệt vọng của tuổi 20 trước tình yêu và sự chăm sóc của một người cha nhẫn tâm.

Tony Gatlif thắng giải đạo diễn xuất sắc nhất với phim Exils - câu chuyện về một người đàn ông Pháp quay về Algeria để tìm hiểu nguồn cội của mình.

H.L.T. (Theo Reuters, AFP

"Bom" nổ giữa Liên hoan phim Cannes

Đạo diễn Michael Moore và phim Fahrenheit 9-11, “thứ nhiệt độ thiêu hủy tự do”

TTCN - Sự kiện đầu tiên của LHP Cannes lần thứ 57: bộ phim Fahrenheit 9-11 của đạo diễn  Michael Moore lần đầu tiên được công chiếu trên toàn thế giới, sau khi đã từng bị cấm chiếu ở Hoa Kỳ...

Việc ban tuyển trạch LHP Cannes chọn bộ phim vào danh sách các phim được chính thức dự tranh giải thưởng Cannes đã là một “quả bom nguyên tử” nổ tung màn bạc và chính trường thế giới.

“Vụ nổ” này càng lớn do lẽ đạo diễn Michael Moore không hề là một “vô danh tiểu tốt”, mà đã từng đoạt giải thưởng phim tài liệu hay nhất ở LHP Cannes hai năm trước và sau đó vài tháng là giải Oscar cùng với bộ phim Bowling for Columbine (có bản DVD ở ngoài chợ)  mà nội dung lên án thói yêu súng của dân Mỹ khiến gây ra vụ nổ súng trong Trường trung học Columbine... Khi nhận giải Oscar (năm ngoái), thay vì nói lời cảm ơn rồi xuống sân khấu như mọi người, Moore đã thét vang: “Chúng tôi chống lại cuộc chiến tranh này, ông Bush à. Thật xấu hổ cho ông”.

Lần này “vụ nổ” ở LHP Cannes càng vang dội vào lúc mà các “giá trị Hoa Kỳ” đang bị xét lại sau những tai tiếng về tình trạng bạo hành tù binh Iraq: ở Mỹ, người làm điện ảnh cũng bị bịt mồm sao?!

Mới hôm 5-5 vừa qua, đạo diễn Michael Moore đã công bố trên website của mình bức thư nội dung trích lược như sau:

“Hãng Disney đã ngăn chặn việc phát hành bộ phim mới của tôi.

Thưa các bạn,

Tôi đã tưởng có thể công bố tác phẩm của tôi cho công chúng mà không phải trải qua những trở ngại sâu xa do nạn kiểm duyệt mà tôi thường gặp phải.

Hôm qua, tôi được cho biết rằng Hãng Disney, hãng phim làm chủ Hãng Miramax, đã chính thức quyết định cấm nhà sản xuất của tôi, Hãng Miramax, phát hành bộ phim mới của tôi, Fahrenheit 9-11. Lý do? Theo báo New York Times số ra hôm nay, phim này có thể gây nguy hiểm khiến Hãng Disney mất toi số tiền lên đến mấy triệu USD tiền giảm thuế mà hãng này có thể nhận từ tiểu bang Florida, do lẽ bộ phim này sẽ khiến thống đốc tiểu bang này, Jeb Bush, nổi giận.

Một số người sợ bộ phim này vì những gì được phơi bày. Song họ chẳng thể làm gì được nữa...”.

Fahrenheit 9-11 là gì mà thiên hạ, trong đó có thống đốc Jeb Bush, người anh em đã từng ra lệnh “kiểm tra lại phiếu bầu” trong tiểu bang Florida khiến ông Al Gore phải thất cử và ông anh George W.Bush thắng cử, phải sợ? Tựa đề của phim này, như một nhiệt kế chỉ độ nóng của tình hình sau sự kiện 11-9-2001, báo trước rằng đây chính là một bản cáo trạng tố cáo Tổng thống Bush đã “chôm” thắng lợi ở cuộc bầu cử năm 2000 từ tay ông Al Gore, sau đó, đã vì đủ thứ “tội lỗi” mà để dẫn đến vụ khủng bố ngày 11-9, rồi cuộc chiến tranh Iraq.

Desson Thomson của The Washington Post đã viết như sau về bộ phim này: Fahrenheit 9-11 của Michael Moore đã cắt nhiệm kỳ tổng thống của ông Bush thành hàng trăm, hàng ngàn mảnh châm biếm. Moore thường dùng chính những hình ảnh bi - hài của tổng thống, nét mặt hay ngôn ngữ. Một trong những đoạn phim bi thảm nhất, chúng ta trông thấy tổng thống đang dự giờ môt lớp tiểu học vào buổi sáng 11-9 định mệnh đó. Một trợ lý đến rỉ tai ông tin tức về chiếc máy bay nhắm vào tòa tháp phía bắc tòa nhà WTC. Mặt ông Bush chết sững...

Song, Fahrenheit 9-11 không chỉ là một bộ phim chế giễu mang tính chất thiên vị đảng phái. Nhà đạo diễn của Bowling for Columbine đã dùng phim ảnh thay cho lời nói”.
Nicolas Bourcier của Le Monde 2 cũng cho biết: bộ phim tấn công vào các mối quan hệ u ám giữa cánh ông Bush và hoàng gia Saudi Arabia từ những năm 1970. Báo chí đã từng đề cập vấn đề này, song với Michael Moore, đây chính là để đánh đổ ông Bush”.

Michael Moore có nhiều lý do để không ưa Tổng thống Bush vô cùng. Như bức thư sau đây, đề ngày 11-2-2004:

“Thư ngỏ của Michael Moore gửi Tổng thống- đang- lâm - chiến George Bush

Cảm ơn ông đã cung cấp những tư liệu bảng lương trong những ngày ít ỏi mà ông đã kinh qua trong lực lượng vệ binh quốc gia. Nay chúng tôi được biết rõ rằng ông đã không chỉ không hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình, mà còn được trả lương cho công việc mà ông chưa từng làm. Cho dù các bảng lương đó không là của giả chăng nữa thì lĩnh lương không nhất thiết có nghĩa là ông đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự.

Trong 11 tháng qua, ông đã phái vô số con em chúng ta thuộc lực lượng vệ binh quốc gia đến chỗ chết. Ông đã lừa dối phụ huynh họ và đất nước bằng những dối trá về các vũ khí hủy diệt hàng loạt và về những liên quan không có giữa Saddam Hussein với al-Qaeda. Ông đã phái họ đến một cuộc chiến tranh bất tận, sao cho các ân nhân của ông trong Công ty Halliburton và các hãng dầu có thể đầy túi.

Người Mỹ không bao giờ bỏ phiếu tống cổ một tổng tư lệnh trong chiến tranh. Ông đang mong điều đó. Ông cần có chiến tranh. Song chúng tôi không cần. Binh sĩ chúng ta cũng không cần. Hãy xin lỗi dân chúng và đưa bọn trẻ về nhà”. 

DU LONG


Fahrenheit 9-11

Vụ sát hại 15 học sinh tại
 Trường trung học Columbine
ở Littleton, Colorado

TTCN - Diễn viên chính là Tổng thống George W. Bush và diễn viên phụ là Osama Bin Laden. Đó là những ngôi sao bất đắc dĩ trong bộ phim hiện gây sóng gió tại LHP Cannes.

Sau buổi trình chiếu, khán giả (trong đó có nhiều gương mặt quen thuộc như công chúa Monaco) đã đứng dậy vỗ tay suốt 20 phút – sự tán thưởng chưa từng có trong lịch sử Cannes.

Theo giám đốc LHP Cannes Thierry Fremaux (Hollywood Reporter 18-5-2004). Fahrenheit 9-11 không là phim hành động giật gân hay tình cảm mùi mẫn. Nó là một phim tài liệu khô khan và thậm chí rất sốc, với nội dung “nhạy cảm” đến mức không hãng nào dám nhận phát hành tại thị trường Mỹ…

Fahrenheit 9-11 mở đầu bằng vài chi tiết về chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2000 với chiến thắng nhiều tranh cãi của ứng cử viên George W. Bush. Tiếp đó, phim chuyển sang đề tài chính: Bush và sự kiện 11-9-2001. Không có cảnh máy bay đâm vào tòa tháp Trung tâm Thương mại thế giới (New York) nhưng hiệu quả âm thanh với tiếng gầm rú máy bay đã được sử dụng. Kế đó là những giọt nước mắt trên hàng triệu khuôn mặt công chúng bàng hoàng trong tâm trạng sửng sốt lẫn kinh hãi tột đỉnh. Và rồi đến phần mổ xẻ mối quan hệ bí mật giữa gia đình Bush và hoàng gia Saudi Arabia.

Tuy nhiên, đây chỉ là điểm chấm phá. Phần quan trọng hơn nằm ở chỗ các tình tiết hậu trường cho thấy quan hệ lịch sử giữa gia đình Bush và gia đình Bin Laden kéo dài trong ba thập niên. Tác giả Fahrenheit 9-11 cũng lần đầu tiên trình chiếu cảnh gia đình Bin Laden lục tục khăn gói di tản khỏi Mỹ (vài ngày sau sự kiện 11-9) với sự giúp đỡ từ bên trong Nhà Trắng! Gây sốc hơn Bowling for Columbine (Oscar 2003) với Fahrenheit 9-11, Michael Moore đã thọc dao vào tim đen của Tổng thống Bush.

Không chỉ sự kiện 11-9, Michael còn trình bày hình ảnh bi thảm của trẻ em Iraq chết vì chiến tranh với thi thể cháy đen như than, cùng hình ảnh binh lính Mỹ bị thương. Nhìn vấn đề ở góc độ báo chí và cập nhật thời sự, Michael Moore còn chiếu cảnh một số lính Mỹ ngược đãi tù binh Iraq hoặc cười nham nhở trước thi thể lính Iraq…

Đặt tựa theo quyển Fahrenheit 451 của Ray Bradbury (nói đến nhiệt độ cần có để tiêu hủy sách trong một xã hội chống chủ nghĩa duy tâm), Michael Moore gọi Fahrenheit 9-11 là “thứ nhiệt độ thiêu hủy tự do”. Và bởi sức nóng của nhiệt độ này, không hãng phim nào dám tung nó ra thị trường Mỹ (đặc biệt trong mùa chính trị nhạy cảm với chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ), ít nhất ở thời điểm hiện tại.

Mùa xuân năm ngoái, Icon Productions (của Mel Gibson) đã từ chối “dính dáng” Michael Moore. Cuối cùng, Miramax Films (phân nhánh Walt Disney) mới nhảy vào, với hợp đồng bỏ vốn 6 triệu USD và nhận phát hành tại thị trường Bắc Mỹ.

Tuy nhiên, đến nay, hai ông chủ Miramax (anh em Harvey và Bob Weinstein) vẫn tiếp tục “đấm đá” với giới điều hành Walt Disney để Fahrenheit 9-11 được phát hành vào dịp quốc khánh Mỹ (ngày 4-7) như ý Michael. Theo lời Michael Moore, Walt Disney không phát hành thật ra do lo ngại không còn được bao che trốn thuế cho hoạt động kinh doanh công viên chủ đề tại Florida, nơi Jeb Bush (em Tổng thống Bush) ngồi ghế thống đốc.

Trên trang web của mình, Michael cho biết thêm một tháng sau khi phim được bấm máy và Michael ký được hợp đồng với Miramax, chủ tịch Walt Disney, Michael Eisner, đã gặp người đại diện Ari Emanuel, bày tỏ sự tức giận trước hợp đồng Miramax, khẳng định rằng Fahrenheit 9-11 không bao giờ được phát hành qua bất kỳ hãng nào thuộc Walt Disney – dù cá nhân Eisner chưa từng xem phân cảnh nào hoặc thậm chí đọc kịch bản. Eisner cũng nói thêm ông không muốn làm phật lòng Jeb Bush...

Fahrenheit 9-11 không đề cập đến vấn đề hoàn toàn mới. Báo chí Mỹ đã nói nhiều đến mối liên hệ giữa Bush và (gia đình) Bin Laden, về quan hệ (dầu hỏa) “môi hở răng lạnh” giữa Mỹ và Saudi Arabia, về loạt thương vụ trong bóng tối giữa George W. Bush thời làm thống đốc Texas với nhiều thành viên hoàng gia Saudi Arabia.

Điểm tạo ra sự khác biệt giữa những bài báo và bộ phim của Michael Moore là ở chỗ, Fahrenheit 9-11 cho thấy nền văn hóa Mỹ đã phản ứng trước chính sách Nhà Trắng như thế nào, như từng thấy ở thái độ văn hóa trong giới hoạt động nghệ thuật Mỹ thời phản chiến chống chiến tranh VN. Đó là lý do tại sao người ta lo sợ Fahrenheit 9-11 có nguy cơ đốt cháy xã hội và tâm lý công chúng Mỹ, trong khi sức nóng từ chảo lửa Iraq đã và đang cháy bén đến Washington!

M.KIM

 

   

 

 điện ảnh - sân khấu


 



 

 
  19- Phim "Green Dragon" (Rồng Xanh): trang sử đầu của người Mỹ gốc Việt.                    Bùi Văn Phú 
  20-
51 triệu người xem phần cuối của Friends.                                                                                       BBC 
  21- Nghệ sĩ Phùng Há - 94 tuổi, một ngày bình yên…                                                             Trân Huyền 
  22- Lo âu và cổ phần hóa (giải tư) hãng phim truyện.                                                               Tiền Phong 
  23- Nỗi lo hậu giải thưởng ở cải lương.                                                                                            Bảo Lưu

  24- Điện ảnh Cannes.                                                                                       Tường trình  của Người Việt
  25- Phim tài liệu chống Bush giành Cành Cọ Vàng.                                                                      Tích hợp 
  26- Chiến tranh vẫn là bi kịch'.                                                                                                               BBC

vhvt-10
Trở lại trang chính