vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  thi luận



 

 


Hoàng Cầm, nhà thơ Kinh Bắc, nhà thơ quê Việt
 

NGUYỄN SĨ ĐẠI

Hoàng Cầm dường như chỉ sinh ra để làm thi sĩ, mơ mộng từ ngày "để chỏm", nay tuổi bát thập ốm yếu nhiều, vẫn chỉ nghĩ đến người thơ và những câu thơ, chỉ nói chuyện thơ và đêm nảo đêm nào cũng sẵn kề bên gối cây bút, xấp giấy trắng...

Ông là nhà thơ có thần cảm. Không ai ngoài ông nh́n được Sông Đuống nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ, cái câu thơ ám ảnh tất cả mọi người, đến nỗi sau này, GS Phan Ngọc đă làm một cuộc đạp xe mấy chục cây số bên hữu ngạn sông Đuống và thừa nhận với tác giả là Sông Đuống nằm nghiêng thật. Đó cũng chính là cảm giác của nhiều Việt kiều khi về nước, nh́n xuống sông Đuống từ trên máy bay.

Và nếu như về địa lư, sông Đuống có không nằm nghiêng đi chăng nữa, th́ trong kư ức về kháng chiến chống Pháp, trong tâm cảm của chúng ta không bao giờ mất đi con sông Đuống nghiêng nghiêng ấy. Nó cũng giống như lá diêu bông, cổ bồng thi, những Cầu Bà Sấm, Bến Cô Mưa...

Sáng tạo ra một sự vật mới, thi sĩ đă làm công việc của tạo hóa. Nhưng những sáng tạo, cái thần cảm của Hoàng Cầm không phải không thể giải thích, miễn là lần theo được những liên tưởng xa mạnh của ông, những liên tưởng có thể có được bằng vốn sống, vốn văn hóa dân tộc đậm đà và cả những ánh hồng xa ngái như chính tác giả tựa cho thơ ḿnh:

Ta con chim cu về gù rặng tre
Đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng
Đưa mây lành những phương trời lạ
Về tụ nóc cây rơm...
Nhưng “tuần du” với Hoàng Cầm trong "bốn tám dáng thơ đi tám nhịp" khi về Kinh Bắc không phải là điều dễ dàng. Thơ Hoàng Cầm không ít những u huyền. Dẫu vậy, trong cơi u huyền ấy vẫn có một người quê, một vùng quê hiền lành, chất phác thân thuộc với tất cả mọi người.
Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc
Chiều xưa giẻ quạt voi lồng
Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc
Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông.
Cả đời ḿnh, Hoàng Cầm nhiều t́m ṭi, nhiều những tia chớp dọc ngang rạch giữa thơ ḿnh, nhưng những câu thơ bừng sáng mỹ cảm trong sự giản dị hồn quê vẫn là những câu thơ hay nhất:
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Hồn dân tộc sáng bừng trên giấy điệp
...
Cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
Và rồi từ con "Ch́a vôi quệt gió hững hờ" đến thậm chí "váy Đ́nh Bảng buông chùng cửa vơng" đều hằn sâu vào trí nhớ, nhẹ bước vào mùa hương cổ điển.

Thơ của Hoàng Cầm là thơ của một người tự dịch chuyển ḿnh ra thật xa để mà nhớ nước. Đó là điều làm nên cái "là một, là riêng là thứ nhất" của ông.

Hoàng Cầm, tên thật là Bùi Tằng Việt ra đời ở thôn Phúc Tằng, huyện Việt Yên (Hà Bắc) quê cha là làng tranh Đông Hồ, quê mẹ là làng Bịu nơi sinh ra người con gái tài sắc bậc nhất Trần Thị Tần, thân mẫu của thi hào Nguyễn Du xưa. Ông sống tuổi nhỏ giữa một vùng quê văn vật nhất nước, giữa rực rỡ hội - hè "có thi nhau giật giải pháo toàn hồng"...

Rồi kháng chiến, ông thành người Vệ quốc. Ông biền biệt xa quê từ thuở ấy. Ai sống được cũng phải nương níu, tin yêu vào một điều tốt đẹp nào đó. Cái mà Hoàng Cầm nương níu chính là vùng quê yêu dấu của ông.

Có người càng đi sâu vào cái tôi th́ càng trở nên nhỏ bé và xa lạ với mọi người. C̣n Hoàng Cầm càng miên man trong kư ức, càng đi sâu vào cái tôi, th́ thế giới Kinh Bắc của ông càng được mở rộng: Từ cánh chuồn chuồn khiêng nắng, đám cưới chuột tưng bừng rộn ră, các hội thi ăn mía thổi cơm, thi đánh đu, hát đúm, Hội Gióng, Hội Vân Hà đến trai đời Trần, gái Hậu Lê, Mưa Thuận Thành, nước sông Thương...; nơi lịch sử quấn vào huyền sử, kư ức cồn cào trong mộng ảo.

Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm do đó mở về không gian, về thời gian. Thế giới mà ông vẽ ra chính là đời sống dân tộc, dường thân thuộc lắm lại đă dường tít tắp; vừa phía sau lại có thể t́m về nơi phía trước; vừa là cái đă từng có vừa là cái chưa từng có nhưng đều chân thật, rung động đến lạ lùng.

Hoàng Cầm xa quê từ nhỏ. V́ vậy, kư ức về nông thôn là kư ức của một đứa trẻ. Và chính cái thơ dại đó làm nên sức hấp dẫn lớn của thơ ông:
Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh
Đi măi t́m sim chẳng chín
Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô
Gặm cỏ mưa phùn
                             (Về với ta)
Cỗ bài tam cúc mép cong cong
Rút trộm rơm nhà đi trải ổ
Chị gọi đôi cây
Trầu cay má đỏ
Kết xe hồng đưa chị đến quê em.
Tuy nhiên, là con nhà thi thư, vốn ḍng khoa bảng, có tây học lại nhuần nhị văn hóa dân gian; sự kết hợp học vấn; sự kết hợp giữa hiện thực con người và sinh hoạt Kinh Bắc cùng những liên tưởng thăm thẳm đầy bất ngờ trong cái t́nh cảm gần như mê đắm mới làm nên những bài thơ tuyệt diệu như Bên kia sông Đuống, Chùa Hương, Về với ta, Lá diêu bông, Quả vườn ổi, Cây tam cúc...
Tôi cũng đặc biệt thích Mưa Thuận Thành:
Nhớ mưa Thuận Thành
Long lanh mắt ướt
Là mưa ái phi
Tơ tằm óng chuốt
Ngón tay trắng nuột
Nâng bồng Thiên Thai
 
Chiều khô lá ngải
Mưa gái thương chồng
Ướt đầm nắng quái
Sang đ̣ cạn sông.

Có lẽ v́ sự mê đắm ấy mà từ những ngày đầu đời, các chuyện kể, sách sử và cuộc sống đă ùa vào chật đầy tâm hồn thi sĩ. Thế nào là thực, thế nào là ảo? Cả những chặng đời dài sau này, những ǵ mắt thấy tai nghe đối với ông dường như là ảo, là không quan trọng nữa. Hoặc nó chỉ là những gợi nhớ để ông trở về sống với tiềm thức của ḿnh.

Lâu đài thơ kỳ ảo của Hoàng Cầm đẹp trong sóng mắt sông Cầu, sông Đuống, trong mây ráng Thiên Thai. Những tên làng, tên hội, tên người có thật của vùng Kinh Bắc và cả những cái tên ông tạo ra đều sâu lắng hồn quê Việt.

Hoàng Cầm kể rằng, phần lớn những bài thơ của ông, thường được nghe tiếng của một ai đó đọc cho trong đêm, bài th́ vài câu, có bài trọn vẹn như Lá diêu bông. Tôi cho rằng đấy chỉ là tiếng của tiềm thức. Mà cho dù ǵ đi chăng nữa th́ "cái ảo" trong thơ Hoàng Cầm vẫn là cái thật, cái xây đắp nên tâm hồn bạn đọc, làm giàu có, phong phú thêm đôi nét bản sắc văn hóa Việt Nam.

Và tiềm thức Hoàng Cầm phải chăng là tiềm thức của một người đi giữa hai bờ luyến nhớ: Một bên là người con gái ông yêu hoặc cụ thể như chị Vinh (nhân vật của Lá diêu bông) hoặc là người con gái quan họ yếm sồi căng, váy Đ́nh Bảng buông chùng cửa vơng xưa; một bên là toàn bộ cuộc sống êm đềm, đầy ắp thương yêu và rực rỡ hội hè của vùng quê thuần Việt, tiêu biểu Việt.

Thật ra, cái t́nh yêu kia dù đắm đuối, dường như chưa một lần Hoàng Cầm đạt tới, nên nó cứ ám ảnh, cứ tiếc nuối và rạo rực trong thơ. Và bởi thế mỗi bài thơ, mỗi cảnh vật đều phảng phất một bóng h́nh con gái từ:
Chùa Phật Tích ruỗi trong màn lụa bạch
Tượng Quan Âm má ửng bồ quân
Chuông chiều cởi yếm
Chuông sớm đội khăn
Câu kinh tê tê mười ngón tay măng
                             (Đêm Thủy)
từ       Thuyền ngự đè sen chồm sóng rượu
                             (Hội vật)
đến    Liếu điếu vỗ hoa xoan lả tả
          Lụa sồng nén nghẹn búp thanh xuân
                             (Đêm Thủy)
dường như làm cho cái ǵ xa trở nên gần, khô trở nên mát và dồi dào sinh khí nhưng không phải không có lúc quá đà, thô tháp. Nhiều khi chỉ chạm đến cái t́nh, cái trong khiết của hồn lại da diết:
Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
Đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời...
... ới Diêu bông...!
Đi vào thế giới thơ Hoàng Cầm là đi vào thế giới của sự tưởng niệm, thế giới thấp thoáng sau màn lụa bạch. V́ vậy, sự tự cảm của mỗi người mới là điều quan trọng. Và thành công của ông là ở chỗ đó chăng: thu hút được mọi người, mọi phái vào vũ trụ của ḿnh.


 

NGUYỄN SĨ ĐẠI

Nhà thơ Hoàng Cầm: Người “chép” thơ của cơi vô h́nh

Thanh niên

Lên tám tuổi, cậu bé đa cảm Hoàng Cầm đă bị vẻ đẹp t́nh tứ của người con gái Kinh Bắc "cười như mùa thu tỏa nắng" choán hồn. Cũng từ ấy, Hoàng Cầm lao vào cuộc đuổi bắt đầy khốn khổ để kiếm t́m vẻ đẹp của nàng thơ

 

- Người đời vẫn nói, nhà thơ thường đa t́nh, có đa t́nh mới làm được thơ. Có vẻ như ông không bao giờ rầu ḷng khi người ta "gán" cho ông hai chữ: thi sĩ đa t́nh?
-Tôi là thi sĩ đa t́nh thật đấy, đó là trời cho chứ tôi không cố tỏ ra đa t́nh. Nếu bây giờ có một người đàn bà có tấm ḷng hy sinh, yêu tôi và chăm sóc cho tôi lúc tuổi già th́ chắc chắn tôi sẽ c̣n ra một tập thơ nữa.

Tại sao tôi dám nói thế, sau khi vợ tôi mất, 19 năm nay tôi đă ṃn tay đi t́m người đàn bà cho riêng ḿnh, nhưng tôi chỉ có thể ôm mối tơ vương mà chiêm ngưỡng vẻ đẹp thánh thiện của nàng thơ mà không sao với tới nàng được. Tôi vẫn ví t́nh yêu tựa như v́ sao cô đơn trên bầu trời. Tôi chỉ có thể ôm mối mộng mơ được chạm tay vào v́ sao kia, cho dù tôi sẽ bị thứ ánh sáng huyền diệu nhưng khốc liệt của t́nh yêu thiêu đốt. Có lẽ vậy mà thơ tôi luôn phủ một lớp sương buồn.

Trong số những người đàn bà đi vào cuộc đời tôi, có năm cuộc t́nh măi khắc ấn trong tâm hồn tôi, trong đó có một người đàn bà đă giũ áo bụi trần đi tu. H́nh bóng người đàn bà ấy vẫn hằn dấu trong những trang thơ của tôi ngày hôm nay "Cơi mê xưa đă trôi veo/Nhớ chăng chẳng nhớ hồn theo bụi nào/ Có thời gái nhoẻn hồng đào... Đừng thương em nữa vui càng sinh đau/Chuông thiền xa đổ nhịp mau/Bóng anh thấp thoáng ch́m sau mai vàng" (Thư cuối năm của người yêu xưa).

 

- Có lúc nào ông muốn rũ nghiệp văn chương?

- Trời đă định cái nghiệp cho con người khi c̣n trong bụng mẹ rồi th́ muốn rũ ra cũng không được. Hầu hết những bài thơ được độc giả ưa thích của tôi bao giờ cũng bắt đầu một cách vi diệu từ thế giới xa xăm, vô h́nh nào đó. Vẳng bên tai tôi đôi ba câu của một giọng nữ lảnh lót rất xa. Tức khắc tôi ghi lại ngay, bắt lấy ngay, và từ đó mạch bài thơ như những đợt sóng tuôn trào mănh liệt. Cho đến khi tôi lắng nghe thấy những cơn sóng trở về với biển, trả lại sự tĩnh lặng của tâm hồn, tôi hiểu bài thơ đă hoàn tất một cuộc sinh nở.

Ví như bài Bên kia sông Đuống, trong một đêm mất ngủ khi nghe quê hương bị giặc Pháp tàn phá, giết chóc, đột nhiên trong thế giới thinh không vẳng bên tai tôi ba câu thơ: "Em ơi buồn làm chi/Anh đưa em về sông Đuống/Ngày xưa...cát trắng phẳng lỳ...". Tôi bèn ghi ngay lại và viết rất nhanh, sợ không theo kịp những thanh âm đang cuồn cuộn dâng lên trong tâm thức.

Sớm tinh mơ, tôi đun ấm nước xanh gọi Nguyên Hồng lúc ấy đang tập thể dục ngoài sân vào nghe bài thơ. Nguyên Hồng không làm thơ nhưng rất thích nghe thơ. Tôi mới đọc được năm câu, Nguyên Hồng đă khóc nức khóc nở, khóc dấm dứt. Nguyên Hồng mếu máo bảo tôi viết ra làm ba bản để anh đi in. Bẵng đi hai tháng sau, bài thơ được đăng trên tờ Cứu Quốc.

Lá diêu bông là bài thơ duy nhất tôi viết trong trạng thái vô thức. Đó là mùa rét năm 1959, đêm nào khi lên giường, tôi cũng cầm sẵn một tập giấy trắng bên tay trái và cây bút ch́ bên tay phải, pḥng khi không ngủ được th́ làm thơ. Chợt vẳng bên tai một giọng nữ nhỏ nhẹ độc chậm răi, có tiết điệu, nghe như từ thuở xa xưa nào vọng đến: "Váy Đ́nh Bảng buông chùng cửa vơng...". Sáng hôm sau, tôi phải mất nửa giờ mới tách được ra các câu thơ theo thứ tự mà người phụ nữ kỳ diệu nào đó đă đọc cho tôi. Tôi gọi những giây phút vô thức ấy là "xuất thần", đó là phần tinh túy của tinh thần bật ra.

- Ông chú trọng thủ pháp ǵ trong thơ ca?

- Thủ pháp quan trọng nhất là phải khéo sử dụng âm thanh và nhịp điệu theo chủ đề của bài thơ. Thí dụ thế này, trong bài Tương biệt hành, tôi viết: "Cánh lá buồn riêng em, anh ngậm, lá bất ly thân em, lá bất ly tâm em, lá bất ly đời em, đă trao anh cầm/từ trinh trắng nào tṛn trăng quanh năm/sao hôm nay ai xui bơ vơ em về xa mê câm". Có lẽ khi được sinh ra trên cơi dương gian, tôi đă được Mẹ Kinh Bắc cho tôi ăn những giọt sữa tinh khôi chắt chiu từ những câu hát quan họ ngọt say như mật, nên từ nhỏ tôi đă chọn thủ pháp khai thác triệt để tính nhạc của ngôn ngữ và đặc biệt là chất say của thơ. Nhiều người bảo thơ tôi hư hư, thực thực, say mà tỉnh, ẩn mà hiện như trong cơi mơ.

- Cái tên Hoàng Cầm lần đầu tiên xuất hiện trên văn đàn đă gây sự chú ư của giới văn chương và độc giả đương thời. V́ sao ông lấy bút danh Hoàng Cầm?

- Ông cụ thân sinh tôi là nhà nho và làm nghề bốc thuốc. Trong các vị thuốc bắc ông dùng chữa bệnh đau mắt có một cây cỏ có tên Hoàng Cầm, vị rất đắng. Nhưng không phải tôi nghĩ đến thứ cỏ này để đặt tên đâu. Tôi thích tên Cầm một cách vô thức, và tôi thích cây đàn hoàng tử vừa đẹp vừa sang trọng. Thế là tôi lấy chữ Hoàng ghép với chữ Cầm. Cái tên Hoàng Cầm xuất hiện lần đầu tiên trên Tiểu thuyết thứ 7 của NXB Tân Dân năm tôi tṛn 17 tuổi.

"Gă" thi sĩ đẹp trai, đa t́nh từng làm thổn thức biết bao trái tim người đàn bà đẹp nổi tiếng một thời, đă bước qua cái tuổi 80. Một, hai năm gần đây ông yếu đi nhiều. Nhưng Hoàng Cầm vẫn c̣n "hấp dẫn" lắm. Đôi mắt hóm hỉnh biết cười, giọng nói trầm ấm trẻ hơn tuổi ông rất nhiều.

Ông bảo: “Chưa bao giờ xúc cảm ngừng dâng đầy trong trái tim tôi. Nếu ông trời cho tôi sống được đến 100 tuổi, th́ vào cái giây phút tôi tṛn 100 tuổi, tôi vẫn nói rằng tôi cần một người đàn bà trong cuộc sống tinh thần và t́nh cảm của tôi”.

Có lẽ chỉ khi đọc những câu thơ tươi trẻ và đa t́nh như thế này "Cốm em lá sen thoảng men làng cũ/Hồng em mọng non nở tṛn môi xinh..." (Đi về phía rạng đông- viết mùa thu năm 2002), người ta sẽ phải thốt lên: thi sĩ ấy chỉ có thể là Hoàng Cầm.

(Theo Thanh niên)

*
 Tôi cảm thấy có nghiệp văn chương từ bé. Tôi sớm có cái buồn cô đơn khi mới lên 5, lên 7. Giời bắt tội tôi yêu sớm quá. Ngày ấy tôi mới 8 tuổi, hôm ấy tôi từ chỗ trọ học trên thị xă Phủ Lạng Thương về nhà chiều thứ 7. Chưa kịp bước vào trong nhà đă thấy một cô gái đang cúi bên chiếc bồ hàng xén của mẹ tôi. Khi cô ấy ngẩng đầu nh́n ra đường, th́ cậu bé là tôi choáng váng tâm hồn. Người con gái ấy tên là Vinh, hơn tôi 8 tuổi. Thứ 7 sau, về nhà, tôi trao bức thư tỏ t́nh đầu tiên viết bằng thơ lục bát dài hơn một trang giấy kẻ học sinh, trên vẽ hoa bướm, một vài ngọn núi, ḍng sông, với ḍng chữ viết bằng mực tím nắn nót: "Em gửi chị Vinh của em". Chị thường hay nhờ những đêm trăng sáng tổ chức những đám thanh thiếu niên tụ tập ở cái băi sau ga, hát ví, hát trống quân, hát ống, hát giao duyên... Chị là bà chúa của dân ca. Giọng ngọt, say như mật ong, đôi mắt đen thăm thẳm với hàng mi cong và dài, má luôn ửng đỏ, răng đen rưng rức hạt na. Chị Vinh chính là người chị của em trong bài thơ sau này tôi viết: Lá diêu bông.

HOÀNG CẦM

 

   

 

 

      luận thơ  


 


 Đoàn Văn Cừ
1912 -2004


  51- Vĩnh biệt nhà thơ “thôn ca” Đoàn Văn Cừ.                                                                                      Hồng Diệu  
  52-
Tưởng nhớ Đoàn Văn Cừ.                                                                                                 Y Ban & Thanh Niên

  53- Đọc lại bài thơ Chợ Tết của Đoàn Văn Cừ.                                                                                 Đào Duy Hiệp

  54-
Khoảng tối của thi ca.                                                                                                                               Inrasara 
  55-
Trần Mộng Tú, thi sĩ Việt Nam đầu tiên vào sách giáo khoa trung học Mỹ.                 Cao La - Người Việt

  56- Hoàng Cầm nhà thơ Kinh Bắc... và cơi vô h́nh...                                              Nguyễn sĩ Đại & Thanh Niên
  57-
Chuyện chưa biết về ông Tổng Cóc và mối t́nh với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.                  Văn nghệ Công An 
  58-
Nhà thơ Bùi Chí Vinh - Tôi sẽ thí nghiệm ḿnh không ngừng cho đến khi chết.            Báo Sinh Viên VN

vhvt 11
Trang b́a chính