vhvt |
tự do tư tưởng và sáng tạo |
âm nhạc |
|
ánh Tuyết nhớ lại: “Năm 1993, lần đầu tiên biểu diễn trên sân khấu Trống Đồng, tôi đã bị một nhóm khán giả trẻ đuổi xuống sân khấu. Dù rất buồn nhưng bản lĩnh một người nghệ sĩ không cho phép bỏ cuộc, vì vậy tôi vẫn thể hiện tiếp bài hát của mình nhưng mắt cay xè vì nhòa lệ”. ở Việt Nam, qua cách tiếp nhận của khán giả, dòng nhạc mang âm hưởng dân ca không phải là dòng chủ đạo trong thị hiếu hiện nay. ở một vài tụ điểm, không ít trường hợp khi ca sĩ mới hát được nửa bài đã bị một số ít khán giả la hét "xuống đi... xuống đi". Ca sĩ Bích Phượng tâm sự, chị đã trở nên chai sạn khi gặp trường hợp đó. “Đấy chỉ là một số rất ít ỏi trong hàng nghìn người đang ủng hộ tôi. Họ chỉ là những người thiếu ý thức văn hóa, không am hiểu nghệ thuật”, chị nói. Không phải lúc nào những ca sĩ theo dòng nhạc mang âm hưởng dân ca cũng được biểu diễn thường xuyên vì một sân khấu bình thường không phù hợp với dòng nhạc này. Chỉ những chương trình âm nhạc chủ đề nhạc dân tộc, trữ tình trên truyền hình như chương trình Nhịp cầu âm nhạc tháng 6 vừa qua hay những đêm nhạc tại phòng trà ATB, hoặc những lần diễn theo yêu cầu, tại những buổi họp mặt... mới là đất diễn thật sự của họ. Tại đây, các ca sĩ này mới được ủng hộ nhiệt tình, tìm thấy được sự đồng cảm thật sự với dòng nhạc mà họ đã lựa chọn. Một "sao" nhạc thời trang hiện nay thù lao 10-15 triệu đồng một đêm diễn là chuyện hết sức bình thường. Nhưng với những ca sĩ hát nhạc mang âm hưởng dân ca đã có tên tuổi chỉ được cao nhất là 500.000 đồng/đêm diễn. Cát xê trung bình của những ca sĩ Vân Khánh, Thùy Dương, Hồng Vân chỉ khoảng 100.000 - 120.000 đồng/đêm diễn. Còn với những ca sĩ chưa tên tuổi chỉ nằm ở mức vài chục nghìn đồng. Dù đã là người được công chúng yêu mến hơn chục năm nay nhưng Đông Đào cũng chỉ mới ra mắt khán giả album thứ ba vào tuần rồi. Tất nhiên số lượng đĩa phát hành trên thị trường cũng không phải là con số lớn, dao động từ vài trăm đĩa là cao. Ngay trong đêm giới thiệu album của mình, số lượng khách tham dự (chủ yếu là trung niên) cũng không là bao. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện như Đông Đào. Có ca sĩ thâm niên gần 20 năm biểu diễn vẫn chưa thể thu riêng cho mình một album vì bản thân không có điều kiện, còn nhà đầu tư thì “không dám liều vì rất khó bán”. Cũng có một vài ca sĩ bỏ cuộc để chuyển sang công việc khác như kinh doanh, nhưng những trường hợp này không làm giảm đi lòng đam mê của nhiều ca sĩ khác. Ca sĩ Vân Khánh tâm sự: “Khi hát những bài hát này, ngoài một giai điệu đẹp, một nội dung sâu sắc, tôi còn tìm lại những ký ức của tuổi thơ và thậm chí như được sống trong những ngày tháng xa xưa khi mà tôi chưa được sinh ra”. Ca sĩ ánh Tuyết cũng nói về chọn lựa của mình với một niềm tin: “Chính những tổn thương mà tôi đã từng gặp và đang mang sẽ trở thành động lực giúp tôi chinh phục khán giả. Tôi sẽ cố gắng hướng khán giả thưởng thức loại âm nhạc mang âm hưởng dân ca của dân tộc VN chứ không phải là nhạc lai”. (Theo Tuổi Trẻ)
|
|
âm nhạc |
|