vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  ngôn ngữ & dịch thuật



 

 


EC giúp Việt Nam đào tạo phiên dịch cao cấp

Chiều 10-5 tại Văn  phòng đại diện của  Ủy ban châu Âu ở Hà Nội, nhóm chuyên gia  Ủy ban châu Âu (EC) tham gia đào tạo phiên dịch viên cao cấp cho Việt Nam gặp gỡ báo chí nhân chuyến thăm làm việc của đoàn. Mục đích của chuyến thăm lần này là để tuyển chọn các ứng viên phiên dịch để gửi sang Brussels (Bỉ) đào tạo theo chuẩn châu Âu.

Ngoài ra, đoàn có các cuộc thảo luận với Ban tổ chức Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM-5) và các bên hữu quan về công tác chuẩn bị phiên dịch cho Hội nghị vào tháng 10 tới.
Phiên dịch cao cấp là một nghề đặc biệt đòi hỏi năng khiếu ngôn ngữ, kiến thức rộng, xử lý nhanh và văn hóa quốc tế rất cao. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam thiếu rất nhiều phiên dịch đạt chuẩn quốc tế. Trước yêu cầu đó EC đã viện trợ cho Việt Nam 1 triệu euro trong dự án đào tạo 40 phiên dịch viên cao cấp giai đoạn 2002 - 2005.
Ông Noel Muylle - Giám đốc Dự án Đào tạo phiên dịch cho Việt Nam- nói: Sau khi EU mở rộng ra 25 thành viên, nhu cầu về phiên dịch viên giỏi trở nên cấp thiết. Số người biết ngoại ngữ thì rất nhiều, nhưng ít người đạt được chuẩn phiên dịch của EC. Nếu như tại Liên hợp quốc chỉ có năm thứ tiếng được sử dụng thì trong EU sử dụng đồng thời 25 thứ tiếng của các quốc gia thành viên. Quan hệ giữa Việt Nam với EU đang phát triển rất nhanh, Việt Nam đã gia nhập APEC, sắp tới lại gia nhập WTO nên nhu cầu về phiên dịch viên cao cấp cho các hội nghị quốc tế càng trở nên cấp thiết. Kinh nghiệm của EC cho thấy, hiện nay mỗi ngày tại Brussels có khoảng 60 hội nghị quốc tế đòi hỏi tổng cộng từ 700 - 800 phiên dịch viên. Trong ba thành phố có nhiều hội nghị quốc tế nhất thế giới là New York, Brussels và Geneva thì Brussels đứng đầu.
Để chọn được các ứng viên dự các khóa đào tạo đặc biệt về phiên dịch tại Brussels, cơ quan đối tác phía Việt Nam là Viện Quan hệ Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao mời các Bộ, trường ngoại ngữ, các tỉnh giới thiệu ứng viên. Phía EC cử chuyên gia trực tiếp tuyển chọn.
Ông Brian Fox - Trưởng khoa Đa ngữ của cơ sở đào tạo tại Bỉ cho biết, ông đặc biệt quan tâm đến ba tiêu chí: Khả năng diễn đạt tiếng Việt; Khả năng chú ý lắng nghe để nắm bắt ý chính trong một thời gian dài; và khả năng chuyển tải những ý chính nghe được sang tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.
Mặc dù dự án đòi tuổi ứng viên từ 25 - 35 nhưng thực tế không cần thiết giới hạn tuổi. Vì người phiên dịch cần có độ chín chắn với kiến thức sâu, rộng, trình độ tổng hợp văn hóa cao về châu Âu mới có thể giúp chuyển tải đầy đủ và chính xác ý của người nói.
Ông Trần Ngọc Thạch - Vụ phó Viện Quan hệ Quốc tế Bộ Ngoại giao, Giám đốc Dự án cho biết, đến nay đã có 21 phiên dịch viên chuyên nghiệp và bốn giáo viên Việt Nam được đào tạo thành phiên dịch viên cao cấp tại Bỉ. Nhưng chỉ có bảy người được phía EC công nhận là đạt chuẩn châu Âu.

Theo Tiền phong

 

   

 

   ngôn ngữ và dịch thuật


 



 


  27- Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây.                                         Hòang Tiến

  28- ''Phong ba bão táp, ngữ pháp Việt Nam''!.                                                                          Hoàng Huy  
  29- Văn học dịch...                                                                                                                              Tích hợp 
  30- EC giúp Việt Nam đào tạo phiên dịch cao cấp.                                                                    Tiền Phong 
  31- Nỗi xấu hổ của dịch giả Ruồi Trâu.                                                                         Thể thao & Văn hóa 

vhvt-10
Trở lại trang chính