vhvt

tự do tư tưởng và sáng tạo

  thi ca



 

 

 

KỊCH THƠ

Thành Taberd
BÙI CHÍ VINH

 

trang 3

 

(Thành Taberd dao động dữ dội với bát cơm trên tay. Anh ăn chậm chạp giữa tiếng đọc thơ chậm răi trong hậu trường, bài CUỘC ĐI CHƠI CỦA THÀNH TABERD ở những đoạn cuối cùng)

…Th́ có ai thèm liếc xéo tôi đâu

Tôi như thú chực xương hí hoáy

Ngon hơn cả gạo nhà hàng hiện đại

Tôi vùi đầu, vọc mơm, liếm môi

Bỗng giật ḿnh ngó thấy giọt mồ hôi

Rơi cảm động trên bát cơm bằng hữu

Gă học viên tỉnh bơ cười ha hả

Chất lỏng ứa ra rớt nắng của ban ngày

 

Sao riêng tôi không có tiếng cười?

 

Bỗng giật ḿnh nh́n hai đầu đôi đũa

Ai vót tre cho tôi vừa nhai vừa sủa

Rồi hững hờ làm mặt lạnh dửng dưng

 

Sao riêng tôi không hề thấy băn khoăn?

 

Bỗng giật ḿnh như vừa ngủ dậy

Chiếc giường tre hằng ngày nằm mê mải

Chợt bâng khuâng hỏi xuất xứ của ḿnh

 

Quả thật tôi chưa bao giờ góp phần dù chỉ một cây đinh

 

Bỗng giật ḿnh và tiếp tục giật ḿnh

Và khám phá sau cơn hoảng hốt

Lên Xuyên Mộc không phải ĐI CHƠI

Mà chính là tôi đang ĐI HỌC

 

(…bài thơ chấm dứt với sự chứng kiến thêm của hai nhân vật Hoàng Hercule và Thái Gorki)

HOÀNG HERCULE:

Bao giờ th́ Thành Taberd đi học?

THÁI GORKI:

Thành có biết v́ sao anh em gọi tao là Thái Gorki không?

THÀNH TABERD:

Ơ…

THÁI GORKI:

V́ Gorki vốn có tấm ḷng

Với những người bị đời ruồng rẫy

NHIỀU HỌC VIÊN:

Tụi bây ơi, anh Thái kể chuyện

(Tất cả thành một ṿng tṛn lớn)

THÁI GORKI:

Trước giải phóng tôi sở trường đâm chém

Coi xong một cuốn phim tôi chọn lọc nghề ḿnh

Trong khí hậu xinê thù hận đứng ŕnh

Tôi tưởng tôi chỉ thích nghi nghề du đăng

Giống tài tử trong phim, tôi say sưa nổi loạn

Dân giang hồ gọi tôi là Thái Mafia

ĐẠI CA:

Hà hà, nó cũng mê BỐ GIÀ

THÁI GORKI:

V́ thế lên trường tôi rất tỉnh bơ

Xin phép Hiệu Trưởng lên thăm thư viện

Ở đó tôi gặp người đàn anh “chiến”

Và danh hiệu tôi được sửa lại đến bây giờ

MỘT HỌC VIÊN:

Maxim Gorki ư?

THÁI GORKI:

Đúng rồi, đọc xong THỜI THƠ ẤU của ông, tôi nhớ tuổi ấu thơ

Đọc xong truyện MƯU SINH, tôi thấy ḿnh kém quá

Trong tác phẩm người long đong quá cỡ

Hết làm thợ giày sang nghề thủy thủ

Té ra người c̣n trầy trụa hơn tôi

(im lặng một lúc)

“Kẻ giang hồ” khiêm tốn quá đi thôi

Người dạy tôi t́m hoa trong bụi cỏ

Sao lại quay lưng với những người khốn khổ

Sao lại trả thù nơi xuất xứ ra tôi

Tôi rửa mép đây rụng hết mọi tiếng bồi

Để trở lại làm gă đàn ông chất phác

Đọc Gorki tôi t́m ra sự thật

MỘT HỌC VIÊN:

Em từng tự phụ ḿnh là “dân chơi trí thức”

Nhưng càng đi rong em càng thấy hoang đường

Em cũng mê những người hùng và đánh mất trí khôn

Không t́m thấy ở văn chương điều sáng suốt

THÁI GORKI:

Nên tôi giới thiệu ở sách một thời đau buốt

Cũng như khát khao hạnh phúc muôn đời

Tôi muốn những người cầm sách lên coi

Thấy được ḿnh núp trong chữ nghĩa

THÀNH TABERD:

Tôi chưa có chuyện ǵ để kể

Câu chuyện tôi chỉ vỏn vẹn ở bức tường

Câu chuyện của tôi là một vết thương

Tấm vách rỗng ghép đôi nh́n tôi xa lạ

Tôi sẽ trắc nghiệm ḿnh lần nữa

Ở đây, ở đây trước mặt mọi người

Chỉ cần người xem b́nh tĩnh ngồi coi

Và tự thử thách như tôi đang thử thách

(khi Thành cúi đầu và những người khác ngước lên th́ màn khép)

 

MÀN PHỤ

 

(TIẾNG NÓI như một dàn đồng ca vô h́nh ở hàng ghế khán giả hoặc ở hậu trường. Khi có TIẾNG NÓI là âm nhạc di chuyển theo. Âm nhạc thay đổi tùy theo nội dung phát biểu của nhân vật: cuồng nộ, lăng mạn, sôi nổi, yếu ớt…)

TIẾNG NÓI:

Ngày đi học đầu tiên của Thành Taberd

(Thành Taberd đi ra, ngực trần, áo vắt vai, mồ hôi nhễ nhại)

THÀNH TABERD:

Được rồi, tôi bắt đầu nghe

Bao thay đổi rất vụng về nơi tôi

Tôi như kẻ mới tập cười

Âm thanh lúng búng chưa trôi khỏi ḷng

Tôi như kẻ học lội sông

Hai chân vọp bẻ giữa ḍng phù sa

Tôi như kẻ lạc vườn cà

Nụ tầm xuân nở tưởng là hoa xoan

Mười ngón tay suưt hở hang

Như cô gái điếm khỏa thân khinh đời

Bây giờ đă biết bồi hồi

Biết xoa ngực đợi mồ hôi của ḿnh

Biết cánh đồng thiếu môi sinh

Chỉ v́ thiếu một mối t́nh mạ non

Nên tôi xin ghé môi hôn

Vết chai trên ngón để c̣n yêu nhau

 

(đi vào, khuất trong bóng tối)

 

TIẾNG NÓI:

Ngày đi học thứ hai của Thành Taberd

(Thành Taberd đi ra, vừa đi vừa huưt sáo)

THÀNH TABERD:

Người ta đă trị bệnh ghiền bằng nước suối

Đó là điều mà không ai ngờ nổi

Chắc chắn một trăm phần trăm là ở các pḥng trà

Nơi tiểu thư chữa bệnh của ḿnh bằng nước hoa

Nơi công tử khám sức khỏe của ḿnh bằng rượu chát

Ở đó độ ghiền được cân bằng hợp pháp

Là tăng “đô” để bảo vệ quan tài

Chắc chắn một trăm phần trăm là trang cuối báo hằng ngày

Nơi cai ma túy bằng các ḍng quảng cáo

Nơi y học nhức đầu, thuốc sơn đông bán dạo

Đă bó tay trước một xă hội ghiền

Ở đó độ ghiền được giải thích bằng kim

Mũi kim cắm bất cứ chỗ nào c̣n cắm được

Hêrôin…được di chuyển trong những đường gân sắp mất

Máu trắng máu đen choán chỗ của máu hồng

(im lặng một lúc)

Các bạn biết không các bạn biết không

Người ta đă trị bệnh ghiền bằng nước suối

Chính ở đây, khu rừng không ai tới

Đệ tử ả phù dung đă được xếp hai hàng

Xuống suối Ray nào: một, hai, ba , bốn, năm…

Tắm, kỳ cọ, rùng ḿnh, rồi khóc

Không thể chỉ thông cảm nhau bằng nước mắt

Phải thông cảm sâu hơn trong mỗi tiếng cười

Khóc đúng một tuần th́ nước mắt không rơi

V́ những lở loét đă lành da non lại

V́ con thú đă hết thời vùng vẫy

Tự động hát ca trước cảnh làm người

 

(đi vào khuất trong bóng tối)

TIẾNG NÓI:

Ngày đi học thứ ba của Thành Taberd

(Thành Taberd đi ra, hai tay chắp sau lưng, trầm ngâm)

THÀNH TABERD:

Tại sao không tập hợp

Những kẻ lười biếng nhất

Vào một đội lè phè

Rồi tập nói họ nghe

Rồi tập nghe họ nói

Nếu họ có nói dối

Th́ cũng cứ mỉm cười

Nếu họ có ham chơi

Th́ cũng nên độ lượng

Những kẻ xăm con bướm

Sẽ biết đậu chỗ nào

Mà đôi cánh không đau

Những kẻ xăm lưỡi sao

Sẽ biết chém chỗ nào

Mà cây rừng chắn lối

Những kẻ xăm chữ nổi

Sẽ hết mực chỗ nào

Trên trang giấy trắng phau

(im lặng một lúc)

Trời ơi, trên trang giấy

Tôi muốn gào thế đấy

Hăy tập hợp họ đi

Những con bướm lầm ĺ

Hăy đưa vào một đội

Tôi sẽ nghe họ nói

Tôi sẽ nói họ nghe

Kích thích nhau về nghề

Để tăng thêm sản nghiệp

Tuyệt, phải không, rất tuyệt…

 

(đi vào khuất trong bóng tối)

 

TIẾNG NÓI:

Ngày đi học thứ mười của Thành Taberd

(Thành Taberd đi ra, tóc bù xù, quần áo xốc xếch, bị dày ṿ dữ dội)

THÀNH TABERD:

Tôi phải đào ngũ, tôi phải đào ngũ

(Tất cả đều bước ra với Thành Taberd. Hai cán bộ, ba học viên, trong đó có một học viên nữ. Họ ra từ nhiều góc sân khấu)

THÀNH TABERD:

Tôi đào ngũ v́ tôi mặc cảm

Tôi khó trở thành một người cộng sản

Tôi vẫn thích hát ca vẫn thích yêu đời

Nhưng tôi hát ca thua nữ chúa cao bồi

Thua Hoàng Hercule cả âm thanh và sức mạnh

Tôi yêu đời thua Thái Gorki kiêu hănh

Ôi, ở đây tôi thấp bé đến chừng nào

Đồng đội quanh tôi có một quá khứ rất “ngầu”

Cộng một tương lai ít nhiều hy vọng

Tôi có mặt như một khoảng trống

CÁN BỘ MỘT:

Tôi đào ngũ v́ tôi bất lực

Không phải tư tưởng tôi đang xuống dốc

Nhưng trước bất công tôi không dám phê b́nh

Tôi biết một cán bộ văn pḥng nhận tiền đút lót của học viên

Rồi làm giấy thả qua mặt Ban Giám Hiệu

C̣n sử dụng học viên làm tay chân khéo léo

Đi đứng nghênh ngang ra dáng điệu “cai tù”

Tôi không dám đấu tranh v́ tôi sợ bị trả thù

Tôi chỉ là một nhân viên nghiên cứu

CÁN BỘ HAI:

Tôi đào ngũ v́ thành tích xấu

Phụ trách kho nhưng kho rỗng tuếch rồi

Hóa đơn, giấy tờ nằm ở bụng tôi

Bột ngọt, sữa, đường hóa thành bao tử

Không c̣n con đường nào hơn thế cả

HỌC VIÊN NỮ:

Em đào ngũ v́ Sài G̣n đẹp quá

Đêm ở Huyền Trân hấp dẫn vô cùng

Người ta gọi em là gái ăn sương

Nên thỉnh thoảng ngựa vẫn quen đường cũ

Em thích bia chai, em mê khiêu vũ

Em cần đàn ông và em quí trọng tiền

C̣n ở đây th́ em rất vô duyên

HỌC VIÊN NAM MẶT CÓ THẸO:

Tôi đào ngũ v́ “vă” đời quá cỡ

Ở Sài G̣n tôi luôn luôn có “thớ”

Làm đàn anh khu xe lửa Nguyễn Thông

Ban ngày đi thu thuế con buôn

Ban đêm tổ chức ṣng “xập xám”

C̣n ở đây th́ “bỏ qua đi tám”

Mặt mũi ai cũng thấy…cô hồn

Tôi không làm được tṛ ǵ đáng gọi “chơi ngon”

HỌC VIÊN NAM CUỐI CÙNG:

C̣n tôi ư, tôi cũng đào ngũ luôn

Tôi đào ngũ v́…nhiều người đào ngũ quá

Ngoài ra không có lư do nào khác cả

 

(Tất cả lặng lẽ kéo đi, chỉ c̣n Thành Taberd)

THÀNH TABERD:

Thế th́ tôi không đào ngũ

Các bạn đă nghe thấy chứ

Tôi có lư do đào ngũ không tồi

Nhưng tôi có lư do ở lại rất người

Là phải đấu tranh giùm người cán bộ

Phải báo cáo về cái kho không ch́a khóa

 

(đi vào khuất trong bóng tối)

 

TIẾNG NÓI:

Ngày đi học thứ hai mươi của Thành Taberd

(Thành Taberd đi ra, cười mơ mộng, mắt ngó bầu trời)

THÀNH TABERD:

Ôi, cô bé quá tuyệt vời

Cô bé Hạnh thầy thuốc ơi

Tôi sẽ gọi em là lương y hay từ mẫu

Gọi là từ mẫu th́ tôi hơi xạo

V́ em làm sao mà giống được mẹ hiền

Gọi là lương y và gọi là em

Em, em, em đúng nghĩa theo từ điển

Em đă làm trái tim tôi câm nín

Chợt trở nên uyên bác quá chừng

Em đă làm con mắt tôi khép kín

Chợt ồn ào nheo thật lung tung

Em rơ ràng là hoa hậu của rừng

Đang kể chuyện ngàn đêm lẻ một

Tôi như ông vua bị đàn bà phụ bạc

Đột ngột biết yêu như thuở dậy th́

Tôi sẽ để dành một trái sơri

Hôm nào về phố mời em cắn thử

Nhớ cắn nhẹ kẻo hồn tôi bị vỡ

 

(đi vào, khuất trong bóng tối)

 

TIẾNG NÓI:

Ngày đi học thứ ba mươi của Thành Taberd

(Thành Taberd đi ra, thẫn thờ với phong thư trên tay)

THÀNH TABERD:

Em đă cắn và hồn tôi đă vỡ

Thảo ơi, em đă cắn một lần

Tôi không hiểu trên vành môi màu hồng

C̣n một mùi thơm nào hơn kẹo ngọt

Đây là lá thư thứ tư tôi nhận được

Dù cho em không chờ đợi trả lời

Em vẫn vỗ về vẫn động viên tôi

Vẫn bé bỏng như ngày xưa có phải?

Em đă giúp đỡ má tôi suốt thời gian c̣n lại

Để mái tóc muối tiêu không bạc trắng hai lần

Ôi mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một tôi làm sao quên được

Tôi đă có hết và tôi đi từ khước

(im lặng một lúc)

Và hỡi em, cô bí thư

Tôi bơ vơ với kẻ thù trong tôi

Kẻ thù đáng sợ Thảo ơi

Là t́nh yêu tự đánh rơi bao giờ

Tôi yêu em chẳng t́nh cờ

Nhưng xa em lại bất ngờ xa em

Trong tôi một vũng bùn đen

Làm dơ nhan sắc hoa sen mất rồi

Vết thương dù khép Thảo ơi

Mà tôi chẳng dám xin lời thứ tha

 

(đi vào, khuất trong bóng tối)

 

TIẾNG NÓI:

Ngày đi học thứ 365 của Thành Taberd

(Tiếng Nói ngừng lại khi trong hậu trường các học viên nam 1,2,3,4 bước ra)

TIẾNG NÓI:

Ồ không, không đúng lắm. Tôi xin cải chính: Ngày đi học thứ 100 của tiểu đội PAPILLON do Thành Taberd làm đội trưởng.

CÁC HỌC VIÊN:

Có thế chứ, không lẽ chỉ ḿnh Thành Taberd đi học

(dang tay về phía khán giả, những bộ ngực trần lóng lánh mồ hôi làm linh động thêm h́nh xăm những con bướm đủ màu)

HỌC VIÊN 1:

Chúng tôi là những con bướm

Ở trong tiểu thuyết người tù

HỌC VIÊN 2,3,4:

Hăy cho biết tác giả?

HỌC VIÊN 1:

Tự truyện của Henry Charrière

Một anh tội phạm mới vô nghề

Đùng một cái thành nhà văn cơn lốc

Chúng tôi cười chúng tôi khóc

Trong cuộc vượt ngục của chàng

Chúng tôi thành du đăng gộc

Trong suốt một thời lang thang

HỌC VIÊN 2,3,4:

Hăy nói xuất xứ con bướm?

HỌC VIÊN 1:

Và chúng tôi bắt đầu xăm

Con bướm đủ màu trên ngực

Giống nhân vật Papillon

Của nhà văn chuyên vượt ngục

HỌC VIÊN 2,3,4:

Hăy nói nữa hăy nói nữa

HỌC VIÊN 1:

Chúng tôi thoát kiếp tù nhân

Khi được đời sum họp lại

Con bướm đôi cánh biết vẫy

Khi đậu trên đất đồng bằng

Tiểu đội chúng tôi hết xẩy

Khi thành A Papillon

HỌC VIÊN 2,3,4:

Ai tổ chức được A Papillon? Ai?

HỌC VIÊN 1:

Thành Taberd

HỌC VIÊN 2,3,4:

Thành Taberd đâu? Thành Taberd đâu?

(Học viên 5 từ một chỗ nào đó chạy tới, sắc mặt không b́nh thường)

HỌC VIÊN 5:

Anh Thành bị thương rồi

CÁC HỌC VIÊN:

Đừng nói láo

HỌC VIÊN 5:

Thân cây đè ngang người

V́ cưa ngang chỗ mục

Nhưng anh Thành xuất sắc

Né như múa bài quyền

Thành thử vẫn b́nh yên

Nhưng…chỉ lo chân trái

Bị thân cây đè phải

CÁC HỌC VIÊN:

Vậy th́ đến ngay bịnh xá

Ra nghị quyết tháng này dành anh Thành tiêu chuẩn sữa

(Tất cả biến mất, âm nhạc ngừng, sân khấu như lơ lửng)

 

MÀN BA

 

Bệnh xá trường. Với kiến trúc độc đáo, ghế bàn đều bằng mây tre hoặc thân bằng lăng cưa từng khúc. Một cây bằng lăng già đầy hoa tím mọc ngay lối ra vào rất thơ mộng. Cái giường tre của người bệnh nằm một góc. Thành Taberd nằm ở đó với một quân quấn băng và đọc sách

(tiếng hát một bài nhạc dân ca của một cô gái có làn hơi khá điêu luyện, tiếng hát và người hát đi vào. Đó là Hạnh)

HẠNH:

Có lẽ người thật hạnh phúc

Là không bị ai ăn cắp

Sự tự do của ḿnh

Tại sao chúng ta không thể làm chim ca hát báo b́nh minh

Mà cứ thích đậu trên cây để bị người bắn rụng

(tiếng chim hót véo von)

Nếu ngày xưa em thích đùa súng đạn

Để t́m cảm giác khác thường

Th́ bây giờ cái mùi hương

Của hoa bằng lăng lại làm em dễ chịu

Anh Thành ơi, có những cảm xúc không dễ thành phát biểu

THÀNH TABERD:

Đây này, cuộc MƯU SINH khủng khiếp

Để Gorki t́m ra cái đẹp

Điều nhà văn mang theo trong suốt cuộc hành tŕnh

Dù những bất công vẫn cứ ngả về ḿnh

Thảo nào, thảo nào Thái Gorki “điên chữ”

Chữ c̣n hơn cả thức ăn đấy chứ !

HẠNH:

Anh đang đọc sách ư? Em xin lỗi

THÀNH TABERD:

Ḱa, ngược lại tôi xin lỗi đă làm cô bối rối

Chúng ta có ǵ khách sáo với nhau đâu

(im lặng một lúc)

Thực sự th́ tôi đang kiểm soát cái đầu

Đếm lại các vết thương sọ năo

Tôi được nghe Gorki dạy bảo

Rằng cắt mái tóc ngang vai là chí hết tung hoành

Không có kư sinh nào lại dám trưởng thành

Ở một cái đầu gần như trọc

Đầu của trẻ con đến trường đi học

HẠNH:

Anh pha tṛ như một ông thi sĩ

Tôi sẽ không nhận một bệnh nhân nào đầu có chí

Ở các pḥng trong bệnh xá này đâu

(im lặng một lúc)

Nào bây giờ thử chân lại xem sao

Tập các cử động cho cơ mau khôi phục

Em sẽ bắt sạch cái bầy chí đen khiếp nhất

Rồi bỏ đầu anh di tản xuống chân rồi

(Thành Taberd làm các cử động chân trong sự săn sóc của Hạnh)

THÀNH TABERD:

Ôi, vết thương…vết thương…

HẠNH:

Anh sẽ tập đi đứng b́nh thường

Bắt đầu từ ngày mai Thành ạ

Cũng may xương cốt anh cứng như là đá

THÀNH TABERD:

Tôi đă có một vết thương hóa đá

Không phải ở chân mà ngay ở phần mềm

Ở ngay đây này…ở chỗ trái tim

Sau đó th́ không c̣n vết thương nào đáng kể

Sức thông minh của cô c̣n kém tôi đấy nhé

HẠNH:

Vết thương ở trái tim sao

Té ra anh có cơn đau ái t́nh?

THÀNH TABERD:

Vết thương không bao giờ lành

Dù tôi đă cố trở thành lương y

Bức tường muôn thuở lầm lỳ

Tôi ḅ ra để tập đi vụng về

HẠNH:

Nếu chẳng trách em ṭ ṃ th́ anh hăy kể em nghe

Ṭ ṃ về t́nh yêu là một điều thích thú

Em thích phiêu lưu và ưa tham dự

Vào bất cứ một phần đời của ai nếu…cảm thấy cần

(im lặng một lúc)

Ôi, có lẽ tại em nói năng

Không chế ngự được điều ḿnh suy nghĩ

THÀNH TABERD:

Hạnh ơi, cô có bao giờ phi lư

Từ khi ca hát ở trên rừng

Tôi chỉ sợ cái vết thương ma quỷ

Sẽ làm cô lợm giọng quay lưng

(im lặng một lúc)

Nhưng thôi, tôi sẽ nói về lư lịch một bức tường

Bên trong rỗng đủ một người trốn lính

Tôi đă ở đó và tôi b́nh tĩnh

Bởi một người con gái chở che

Qua lỗ thông hơi tôi áp mặt và nghe

Trái tim của chính ḿnh đập mạnh

HẠNH:

Ồ, lăng mạn quá

THÀNH TABERD:

Chỉ rất lăng mạn nếu tôi c̣n trốn tránh

Nhưng giải phóng xong tôi chường mặt với đời

Và bức tường như bí mật đời tôi

Tưởng đổ sụp hết một thời ám ảnh

Tôi bắt đầu biết tiền là sức mạnh

Bằng sự khôn ngoan, tôi xổ số ra tiền

Tôi đă cố t́nh hay giả vờ quên

Nơi cư trú của ḿnh ngày trước…

HẠNH:

Nơi bức tường rỗng tuếch?

THÀNH TABERD:

Rồi tôi đă làm ǵ không biết

Để một hôm tái ngộ lại bức tường

Buôn lậu thuốc Tây và buôn lậu trí khôn

Tôi lại mượn bí mật đời ra che chở

Ngay đến công an cũng không ngờ nơi trốn đó

HẠNH:

Thế sao anh bị bắt?

THÀNH TABERD:

Đó là điều bất ngờ nhất

Người con gái làm trái tim tôi biết đập

Đă đưa tôi ra khỏi bức tường

HẠNH:

Trời ơi, người yêu anh. Sao lại thế?

THÀNH TABERD:

Sao lại không thế Hạnh ơi

Tôi sẽ không khóc sẽ không cười

Tôi đang nghĩ đến chuyện ngày xưa Lưu B́nh Dương Lễ

Có phải cô ấy muốn tôi vấp té

Để rồi tự đứng dậy mà đi

Bưng bát cơm thiu Lưu B́nh mắc nghẹn

Cắn miếng cà Dương Lễ cho như cắn một lời thề

HẠNH:

Buồn quá, em cảm thấy như đang xem một vở kịch

THÀNH TABERD:

Đúng rồi, vở kịch về bức tường

Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Tôi đang lớn khôn bắt đầu từ tự ái

(im lặng một lúc)

À, Hạnh có lần nào đọc văn hiện sinh không nhỉ

Cơ hồ tôi đă đập vỡ BỨC TƯỜNG

Của nhà văn Jean Paul Sartre của BUỒN NÔN

HẠNH:

Em…em…không biết tiểu thuyết

Em chỉ yêu và ghét

Người thực trong cuộc đời

THÀNH TABERD:

Biết đâu như thế lại vui

HẠNH:

Có lẽ là em có một quá khứ rong chơi

Được chiều chuộng nhiều hơn ruồng rẫy

THÀNH TABERD:

Phải chăng đó là vết-thương-quư-phái?

HẠNH:

Anh ví von hay đấy

Hăy h́nh dung căn nhà

Chó bẹc-giê và hoa

Bên trong một cô gái

Quen đi bằng thang máy

Hơn là vịn thang lầu

Không hề biết trên đầu

Có hoa bằng lăng tím

THÀNH TABERD:

Có thật Hạnh đấy không?

HẠNH:

Đó là Hạnh trong pḥng

Chưa mở khung cửa sổ

C̣n khi ra ngoài phố

Em không c̣n nhớ tên

Em chỉ biết ngủ quên

Trong những đêm dạ hội

Ở đó người ta nói

Về một cô nữ hoàng

Làm xao xuyến vua quan

Trong cuộc chơi nhan sắc

Em không hề biết khóc

Từ lúc tuổi mười lăm

Thiệp mời dự Dancing

Là nữ trang bằng ngọc

Ngược lại đàn ông khóc

V́ cảm thấy…

(ngập ngừng)

V́ cảm thấy hết tiền

THÀNH TABERD:

Hết tiền th́ sẽ vô duyên

V́ không c̣n được giai nhân chú ư

HẠNH:

Con trai các anh thật là ma quỷ

Em chỉ thích giao du với những ông già

Những ông già tốn nhiều nước hoa

Chạy theo các t́nh nhân xinh đẹp

Những ông già luôn luôn lịch duyệt

Con cáo nhà băng đă hóa những con mèo

C̣n con trai các anh vốn liếng quá nghèo

Lại yêu dễ ợt và chia tay dễ ợt

THÀNH TABERD:

Cô cay như một trái ớt

Dám xức nước hoa lên đầu hói những ông già

HẠNH:

Ôi em c̣n xức cả nước hoa

Lên chiếc nón cối của vài ông cán bộ

Sau giải phóng em tiếp tục làm toán đố

Đáp số tṛ chơi càng dễ kiếm lời

Có một điều khi ông cán bộ biến chất rồi

Của cải vẫn eo hẹp hơn đống tiền Chợ Lớn

Tại sao ông ấy vừa thích gái tơ vừa thích làm thủ trưởng?

THÀNH TABERD:

Thế là cô cải tạo ông ta thành “tư sản”

HẠNH:

Với những “ông già cơ quan” như thế tôi đâu có ngán

Bởi v́ tôi chỉ sợ mấy ông…Phường

Một hôm em có giấy mời lên học tập tại trường

Em đành khóc đỏ hoe hai con mắt

Khóc xong xuôi, em đi một ṿng kiốt

Mua đồ hộp, lương khô và những thứ của đàn bà

Thuốc Phạc-ma-xi, đồ nữ trang, áo dạ hội, nước hoa

Đem chất lên hết chiếc xích lô gắn máy

Em đă lên trường tác phong thế đấy

Sau xe chở học viên là xích lô máy chở đồ

THÀNH TABERD:

Trời đất, bây giờ cái đống…lương khô

Có c̣n kỷ niệm một chuyến đi du ngoạn?

HẠNH:

Không, không phải lũ chuột vào ăn sáng

Mà em đă đem phân phối hết mọi người

Em chỉ giữ ǵn một thứ mà thôi

Bộ bà ba nâu và nghề…y tá

(im lặng một lúc)

Ḱa, đôi mắt anh tṛn xoe thế hả?

Chuyện đơn sơ như chuyện của đàn bà

Ở đây không ai cần xức nước hoa

Không ai uống côca côla, không ai cần khiêu vũ

Cơm th́ ba bữa một ngày anh thấy chứ?

Bệnh hoạn có thuốc men, em dự trữ làm ǵ

Những hành trang chuẩn bị một chuyến đi

Thừa đến mức em ngồi bưng mặt khóc

THÀNH TABERD:

Tôi vẫn không tin đó là sự thật

H́nh như Hạnh giấu tôi một bí ẩn nào

Phép lạ Hạnh ơi phép lạ ở đâu

Khiến một nữ hoàng chịu làm thầy thuốc?

HẠNH:

Điều đó th́ em có thể trả lời anh được

Dù thời gian cũng sẽ tự trả lời

Em cứ tưởng con người sinh ra để hưởng thụ ăn chơi

Để được sung sướng với nụ cười tṛn trịa

Tiếp xúc với chị em học viên, em hiểu đó là chuyện bịa

Như chuyện Hằng Nga chuyện Chú Cuội trên trời

Ở đây ở đây có đủ kiếp người

Em làm sao thấy hết nếu nhảy đầm trong cửa sổ

Anh ơi, con người sinh ra nếu chỉ bằng đau khổ

Th́ em làm một hạt bụi c̣n hơn

(thút thít khóc)

Một chị cạnh giường em không lạnh mà run

Em hoảng sợ v́ ngại lây sốt rét

Bao nhiêu áo quần đem theo em đắp lên chị hết

Thấy chị ấy nằm im em hạnh phúc chừng nào

Có một chị mới ba mươi mà đă bị ho lao

Có một chị khác bị bệnh ngoài…xă hội

Có một chị khác suốt ngày sợ đói

V́ tuổi ấu thơ đă theo mẹ ăn mày

Có chị chỉ thèm đeo nhẫn cưới trên tay

V́ chưa có một người chồng thực sự

Họ đă đeo đuổi nghề ǵ anh biết chứ

Bán phấn buôn hương kiệt sức cả một đời

(lau nước mắt)

Và em đă t́m cho ḿnh sự thảnh thơi

Bằng cách đem vật dụng của ḿnh ra đánh đổi

THÀNH TABERD:

Chao ôi, con két của tôi

Cô không c̣n cánh đi chơi nữa rồi

Chúng ta yếu đuối Hạnh ơi

Đậu vào miếng đất cuộc đời bỏ quên

(Nhạc đột ngột nổi lên, không biết nhạc từ đâu tới, những bài nhạc t́nh réo rắt)

Đáng lẽ tôi sẽ gọi Hạnh là em

Tôi có quyền được xưng hô như thế

Chúng ta đều có những vết thương đáng kể

Giống hệt nhau dù xuất xứ khác nguồn

Tôi là một thằng trí thức bị thương

Em là công chúa bị lời nguyền đầu độc

Lời nguyền của mụ thầy mo bất lực

Là công chúa sinh ra phải lá ngọc cành vàng

(nồng nàn)

Nhưng công chúa của tôi đă từ giă vua quan

Đi quét lá đa nhà chùa thay con săi

Tôi phải gọi Hạnh là em. Hạnh ơi, có phải?

HẠNH:

Không Thành ơi, nhất định là “không phải”

Anh gây xúc động cho một cô gái

Chỉ bằng câu đáng lẽ thôi sao?

THÀNH TABERD:

Ồ, vết thương vết thương hôm qua

Tôi đă làm trầy tôi gieo mưng mủ

Nếu em là cô lương y thực sự

Hăy băng bó tôi lồng ngực buốt ḷng

(im lặng một lúc)

Mà tôi đang tỏ t́nh phải không?

Anh đă tỏ t́nh cùng em thế đó

Hôm gặp nhau đầu tiên chính anh sàm sỡ

Lúng búng vành môi như tập tỏ t́nh

Hôm nay chỗ này anh không lẽ làm thinh

Nghe tội nghiệp trái tim ḿnh già cỗi

Hạnh ơi, cô phải cho tôi nói

Tôi thích cô, c̣n sau đó…

HẠNH:

Cón sau đó…bất cần

Được rồi, em sẽ không giống bức tường

Để anh ẩn núp rồi cười hí hửng

Trái lại em sẽ thứ tha và độ lượng

Anh đến, anh đi…em không níu bao giờ

THÀNH TABERD:

T́nh yêu và tự do

Ngây thơ và độc ác

Em như ngọn gió mát

Thổi tan đi nắng hè

(tiếng chim hót, tiếng nhạc rơi)

Hạnh ơi, em có nghe

Con chim nào đang hót

Chắc chắn con chim đực

Không biết hót bao giờ

Nó chỉ biết làm thơ

HẠNH:

Thế c̣n con chim mái?

THÀNH TABERD:

Chính cô ca sĩ đấy

Cô không hát một ḿnh

Cô chỉ hát nhạc t́nh

Lúc đọc bài thơ nhé

Bây giờ th́ có lẽ

Cô đă thuộc bài thơ

HẠNH:

Hai con chim có mối t́nh

Là nhờ biết đậu trên cành bằng lăng

(đưa một cành hoa tím cho Thành)

Hôn đi anh hoa trăm năm

Cái màu tím biết bâng khuâng trước rừng

(trong khí hậu cần thiết đó, nhạc nhỏ dần nhỏ dần. Bây giờ tiếng hát của Hạnh lồng lộng, một bài dân ca về lứa đôi. Cô hát say mê không hay hai người vừa d́u nhau vào: đại đội trưởng và Tâm Điên. Tâm Điên xuất hiện trong tiếng cười bệnh hoạn)

 

xem tiếp trang 4
 

   

 

 

 thi ca


 



thi sĩ
 

 
  59
-
  Chùm thơ Mưa.                                                                                                                           Nhiều tác giả 
  60-   Chùm thơ                                                                                                                                    Trần Mộng Tú 
  61-   Chùm thơ                                                                                                                                     Đoàn Văn Cừ 
  62-   Chùm thơ                                                                                                                              Nguyễn Vĩnh Tiến 
  63-  
Chùm thơ WISŁAWA SZYMBORSKA.                                                                               Diễm Châu dịch 
  64-  
Kịch Thơ - Thành Taberd.                                                                                                            Bùi C Vinh

vhvt 11
Trang b́a chính